Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc heocon sau cai sữa:

Một phần của tài liệu Chuyên đề heo con theo mẹ và heo cai sữa (Trang 48)

 Trong vòng 20 ngày đầu sau khi heo con cai sữa, từ chỗ heo con đang phụ thuộc vào heo mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa heo con phải sống độc lập và tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

 Heo con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó.  Sức đề kháng của heo con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm cho heo con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.

 Heo con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn, và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn.

Nhóm 5 42

Hình 3.6 Heo con sau cai sữa

3.3.2 Những yêu cầu chăn nuôi heo sau cai sữa:

Đây là giai đoạn nuôi có hiệu quả nhất bởi vì heo có khả năng tăng trọng nhanh và khả năng tích lũy nạc tốt nhất, giá heo con bán ra theo giá heo con giống cao hơn heo thịt.. Nuôi heo con sau cai sữa phải đạt các yêu cầu sau đây:

Có tỷ lệ nuôi sống cao

Trong quá trình nuôi heo con sau cai sữa, phải đạt từ 96% heo con sống trở lên, trong chăn nuôi nông hộ có thể đạt cao hơn do nông dân chỉ nuôi số nái ít và dễ chăm sóc.

Có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh

Heo con nuôi giai đoạn sau cai sữa thường có tốc độ sinh trưởng cao và khả năng sử dụng thức ăn rất tốt. Theo yêu cầu trong chăn nuôi, heo con nuôi trong giai đoạn này phải đạt tốc độ tăng trọng như sau: heo ngoại 13 - 16 kg/tháng 450 - 550 g/ngày. Nuôi heo ngoại có thể đạt tới 650 - 700 g/ngày

Tiêu tốn thức ăn thấp

Heo địa phương: 1.2- 1.4 kg tăng trọng Heo ngọai: 1.1 - 1.3 kg tăng trọng

Nhóm 5 43

Có chất lượng giống tốt

Khi kết thúc nuôi heo con sau khi cai sữa, nếu heo được chuyển lên nuôi hậu bị thì những heo con đó phải đạt tiêu chuẩn phẩm giống tốt. Nếu chuyển lên nuôi thịt heo cũng đảm bảo có chất lượng giống cho nuôi thịt và đồng thời có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn từ 95% trở lên.

Tỷ lệ heo con mắc bệnh thấp

Heo con sau khi kết thúc nuôi ở giai đoạn này thì không mắc các bệnh tật hoặc nếu có mắc bệnh thì chỉ ở tỷ lệ thấp (< 5%), với các bệnh về ký sinh trùng hoặc là các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời heo con có khả năng đề kháng cao và khả năng thích nghi tốt trong điều kiện sống mới.

3.3.3 Kỹ thuật chăm sóc quản lý:

Trong quá trình chăm sóc quản lý heo con, cần hạn chế bớt những yếu tố tác động từ bên ngoài, tạo điều kiện cho heo con ổn định để sinh trưởng và phát triển bình thường.

Tiến hành phân lô và phần đàn theo một số yêu cầu sau

Nếu ổ lợn con được nuôi dưỡng tốt, lợn con đồng đều nhau, thì đàn nào để đàn ấy (9- 10 con) nuôi tiếp. Nếu không đều thì chúng ta phải phân đàn, theo khối lượng chênh lệch không quá 0,5 kg, hoặc căn cứ vào lợn nhiều hay ít, vào độ rộng, hẹp của chuồng trại mà phân đàn.

Thông thường nuôi với số lượng heo con từ 15-20 con/lô. Trước khi phân đàn, chúng ta thả cho heo con tiếp xúc với nhau để tránh heo con cắn xé lẫn nhau, chuẩn bị trước độ 5 - 6 ngày, thả chung các đàn cho quen nhau, lợn con có độ tuổi và trọng lượng của heo con như nhau.

Nhóm 5 44

Hình 3.7Phân đàn ở heo con sau cai sữa

Vận động

Khi còn nhỏ nên tăng cường cho lợn vận động. Tác dụng của vận động đối với heo con như sau:

 Tăng phát triển bộ xương, tăng khả năng tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm cho heo con sinh trưởng và phát triển nhanh và lợn ít còi cọc, làm cho cơ bắp phát triển rắn chắc, thân thể khoẻ mạnh, thúc đầy tính thèm ăn của lợn..

 Có điều kiện để bổ sung thức ăn sớm cho heo con được dễ dàng, bổ sung thêm rau xanh cho heo con. Vì vậy phải cho heo con vận động tự do trên các sân hay bãi chơi nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo con. Khi lợn ở giai đoạn vỗ béo thì hạn chế vận động đến mức tối đa để giảm tiêu tốn năng lượng.

Nhóm 5 45

Chăm sóc nuôi dưỡng Cho ăn

Cho heo con ăn uống theo tiêu chuẩn, khẩu phần (cho ăn đúng) và không thay đổi khẩu phần ăn đột ngột.

 Về khẩu phần ăn, lượng thức ăn tăng bình quân từ 50 - 100g dần lên tương ứng với số tuần tuổi của heo con: Heo 5 tuần tuổi cần 300g lượng thức ăn/con/ngày, heo 6 tuần tuổi cần 350g thức ăn/con/ngày, heo 7 tuần cần 450 g thức ăn/con/ngày, tăng dần lên đến heo 10 tuần tuổi.

 Cho heo ăn 4-5 bữa/ngày, ăn thức ăn tinh trước, rau xanh sau. Rau xanh rửa sạch và cho ăn không cần nấu chín.

Thức ăn cần đủ năng lượng, giàu đạm, khoáng và vitamin, có thể nấu chín để tăng tỷ lệ tiêu hóa. Bổ sung thêm virtamin bằng premin hoặc rau xanh. Không cho ăn các loại thức ăn kém chất lượng như: thiu, thối, mốc, …

Hình 3.8 Cho heo ăn

Không cho lợn con ăn thức ăn rắc trên sàn, vì vừa mất vệ sinh, vừa lãng phí thức ăn có thể tới 8-15%. Chúng ta cho lợn sau cai sữa ăn theo máng ăn có lỗ điều chỉnh, để thức ăn không vung vãi ra ngoài.

Nhóm 5 46

Cho uống

Nên sử dụng vòi nước tự động cho lợn con uống, miệng của vòi nước có đường kính nhỏ 3mm, mỗi vòi phục vụ cho 6-8 con lợn con, độ cao của vòi nước cần phải thường xuyên chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của lợn con.

Hình 3.9 Cho heo uống

Tập luyện thoái quen sinh hoạt

Duy trì ổn định các thao tác nuôi dưỡng hàng ngày phải thực hiện đúng nhưng trong lịch đã nêu trong các phiếu theo dõi heo con. Đặc biệt là chế độ nuôi dưỡng heo con phải thực hiện đúng để có thể điều khiển khả năng sinh trưởng và phát triển của heo con theo ý muốn.

Tập thói quen cho heo đại tiện đúng nơi quy định: Việc làm này có ý nghĩa lớn trong việc giữ về sinh chuồng trại và nâng cao năng suất lao động. Bằng cách để lại phân tại nơi cuối chuồng gần rãnh thoát nước vào hố chứa phân, hoặc treo đồ chơi gần máng ăn uống hay nơi mà chúng ta không muốn cho nó đi ị.

Nhóm 5 47

Thực hiện lợn sạch, chuồng sạch và máng ăn sạch:

Cơ thể heo con cần được giữ sạch thường xuyên thông qua tác động tắm chải, để tăng cường quá trình tuần hoàn, hô hấp, tăng tính thèm ăn, ngoài ra giữ cho heo không bị mắc các bệnh ký sinh trùng ngoài da.

Chuồng cho heo phải luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí tạo điều kiện thích hợp cho sự tăng khối lượng của heo.

Các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng… cũng cần đảm bảo theo yêu cầu của heo ở giai đoạn này.

Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng và bổ sung cho heo con

 Dùng các chế phẩm men tiêu hóa

 Sử dụng các hợp chất vitamin và vi khoáng.  Sử dụng các chất sinh học như probiotics...

3.3.4 Chuồng trại

Nền chuồng

Cao hơn mặt đất khoảng 30 – 45 cm để tránh ẩm ướt, ngập úng.

Đầm nén kỹ. Lát bằng gạch già phẳng mặt hoặc láng xi măng cát tạo độ nhám để tránh trơn trượt cho lợn.

Nền phải có độ dốc 2 – 3% về hướng thoát nước thải.

Nếu nuôi trên sàn (nhựa hoặc bê tông), sàn đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh.Được sử dụng cho heo con từ sau cai sữa đến khi 60 – 70 ngày tuổi.

Sàn chuồng

Sàn chuồng lợn sau cai sữa có thể dùng tấm nhựa, sắt, tấm đan bê tông.

Máng ăn và máng uống.

Máng ăn: Chiều dài máng ăn 20 cm/con. Hiện nay có nhiều trại công nghiệp lớn sử dụng máng ăn tự động cho heo con dang vít tải.

Máng uống: sử dụng núm uống cho heo con.

Chuẩn bị nước uống: 8-10 heo/ 1 núm uống và thường mỗi ô chuồng sẽ có 1 núm cao, 1 núm thấp. Tốc độ dòng chảy qua núm là 2 lit/phút (Dùng chai 1 lit

Nhóm 5 48 hứng nước chảy ra từ núm, nếu trong vòng 30 giây nước chảy đầy chai thì tốc độ dòng chảy đạt 2 lit/phút, nếu không đạt, điều chỉnh cho phù hợp).

Chuồng

Nhiệt độ chuồng nuôi phải đảm bảo 28 – 20 độ C.

Diện tích chuồng 0,35 m2/con với loại chuồng có sàn lỗ hoặc 0,5 m2/con đối với loại chuồng nền.Chiều cao thành chuồng từ 0,6 – 0,7 m.

Trong chuồng nên chia làm 2 khu vực: Khu vực để ăn ngủ và khu vực vệ sinh. Nên thiết lập bậc xuống từ 3 – 5 cm giữa khu vực ngủ và khu vực vệ sinh. Tạo cho lợn có thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.

Hình 3.10 Mô hình chuồng heo con sau cai sữa

3.4 Một số bệnh ở heo con sau cai sữa:

Bảng 3.3 Lịch vaccine cho heo giai đoạn sau cai sữa

Tuần tuổi Vaccine Thuốc

3 tuần Tiêm phòng suyễn mũi 2 (Nếu tiêm 1 mũi suyễn sẽ tiêm vào lúc 14 ngày tuổi).

Ampicilin, Colistin tiêm 1-2ml/con.

4 Tuần Kháng sinh phòng

tiêu hóa và hô hấp.

5 Tuần Tiêm phòng dịch tả mũi 1.

6 Tuần Amoxicilin 50%

dạng bột.

7 tuần Tiêm vaccine phòng lở mồm long móng. Tiêm phòng dịch tả mũi 2

Nhóm 5 49

3.4.1 Bệnh viêm ruột tăng sinh

Triệu chứng

 Các dấu hiệu nổi bật là chán ăn đến bỏ ăn, tiêu chảy và chậm tăng trưởng trong vài tuần. Tiêu chảy xảy ra khi đường ruột heo bệnh đã có tổn thương đáng kể. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ (mầm bệnh tồn lưu trong đàn) khó phát hiện sự giảm tính thèm ăn mà chỉ thấy đàn heo có phần chậm lớn và tiêu chảy trên một số heo.

Tácnhân:

 Do vi khuẩn Lawsonia intracellularis.

Điềutrị, phòng bệnh

 Điều trị:

 Nhiều nhóm kháng sinh trên thị trường có thể điều trị và phòng hiệu quả bệnh như macrolides (erythromycin, tylosin), tetracyclines (chlortetracycline, doxycylin).

 Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nếu bệnh cấp tính thì cần cấp thuốc theo cách tiêm sẽ hiệu quả kịp thời. Chúng ta có thể cấp thuốc vào cơ thể thú theo đường uống hoặc trộn thức ăn để kéo dài hiệu lực điều trị.  Phòng bệnh:

 Việc phòng bệnh bằng cách trộn kháng sinh thích hợp vào thức ăn ở giai đoạn mẫn cảm cao là phương cách truyền thống và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, lứa tuối mắc bệnh ở heo thường là sau cai sữa đến trưởng thành nên việc sử dụng kháng sinh quá nhiều sẽ gây ra sự tồn dư kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

 Quản lý đàn chặt chẽ (cùng vào – cùng ra, nuôi heo tách biệt các giai đoạn tuổi, cai sữa sớm kết hợp dùng vệ sinh sát trùng/ATSH).

Nhóm 5 50

3.4.2 Hội chứng còi trên heo sau cai sữa (PMWS)

Triệu chứng:

 Heo có biểu hiện còi cọc, heo rất ốm, lông da khô, sùi, trong cùng một bầy có thể xuất hiện 3 - 4 con có thể trạng rất kém, xương sống biến dạng cong vẹo, nhô cao.

Nguyên nhân:

 Porcine circovirus type 2 (PCV2) là tác nhân gây bệnh. Chịu được nhiệt 70OC trong 15 phút. Trên thực tế PMWS là bệnh do nhiều nguyên nhân (đồng nhiễm PRRSV, vệ sinh thú y và quản lý chăm sóc nuôi dưỡng kém…).

Điều trị, phòng bệnh:

 Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi có bệnh xảy ra trong đàn thì tiến hành loại bỏ những con có biểu hiện bệnh nặng.

 Áp dụng các biện pháp ATSH bao gồm: chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý xuất nhập đàn, vệ sinh tiêu độc…

3.4.3 Bệnh phù đầu do E.coli

Triệu chứng:

 Bệnh xảy ra chủ yếu ở trên heo sau cai sữa trong vòng 1 tuần. Bệnh xảy ra nhanh, heo đang ăn có thể ngã lăn ra bệnh với biểu hiện co giật, rối loạn vận động, đi xiêu vẹo, mí mắt sưng phù, trán có thể sưng.

Nguyên nhân:

 Vi khuẩn E.coli gây bệnh phù đầu trên heo sau cai sữa, về hình dạng cũng giống như vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy, dễ dàng phân lập trên một số môi trường thông thường như EMB, Macconkey... nhưng chúng có các yếu tố gây bệnh khác với vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy. Yếu tố gây bệnh của E. coli gây bệnh phù đầu trên heo sau cai sữa bao gồm: yếu tố kết bám F18 giúp E. coli bám lên bề mặt tế bào niêm mạc ruột và ngoại độc tố verotoxin gây phù.

Nhóm 5 51  Bệnh tích rõ ràng nhất ở heo bị phù do E. coli đó là tích dịch dưới da trán, ở mắt, có thể có dịch phù ở thành dạ dày. Hạch màng treo ruột sưng, sung huyết.

Điều trị, phòng bệnh

 Heo bị bệnh thường không chữa khỏi do bệnh xảy ra bất ngờ, diễn tiến bệnh rất nhanh.

 Tập ăn sớm cho heo con theo mẹ bắt đầu khoảng 7 ngày tuổi và thực hiện chế độ ăn chuyển tiếp thức ăn ở thời điểm 1 tuần tuổi trước và sau cai sữa.

 Bổ sung các chế phẩm vi sinh hoặc các enzym tiêu hóa.

 Thực hiện acid hóa đường ruột bằng cách bổ sung hỗn hợp các acid hưu cơ vào trong khẩu phần.

3.4.4 Tiêu chảy do E. coli

Triệu chứng

 Triệu chứng:heo con bị tiêu chảy kéo dài từ 3-5 ngày, phân lỏng màu xám nâu, nhưng có không có máu. Heo thường bị tiêu chảy trong 3-5 ngày đầu sau cai sữa, hoặc ngay khi thay đổi khẩu phần thức ăn.

 Tiêu chảy sau cai sữa có thể diễn ra trong vòng 10 ngày, thường là từ 4-5 ngày sau cai sữa. Bệnh xảy ra chỉ trên một số ít cá thể heo trong bầy, thường tỷ lệ bệnh không quá 20 – 30%.

Tác nhân

 Do E.coli

Điều trị, phòng bệnh

 Điều trị:

 Cấp kháng sinh theo đường uống như: ampicillin, amoxicillin, apramycin, neomycin, tetracyclines, trimethoprim sulphonamide, spectinomycin, gentamicin, cephalothin hoặc ceftiofur (trường hợp cho phép

Nhóm 5 52 sử dụng). Ngay khi phát hiện heo mắc bệnh, phải điều trị ngay và liên tục từ 3-5 ngày.

 Bù nước và chất điện giải, truyền dung dịch glucose qua đường miệng.

 Cấp thuốc chống tiết dịch, cầm tiêu chảy.

 Bổ sung axit hữu cơ vào trong thức ăn, nước uống (pH khoảng 4,5 – 4,8).

 Phòng bệnh

 Duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt tuần đầu sau cai sữa (33 – 35 độ C). Tránh thay đổi thức ăn trong lúc cai sữa, giảm từ từ lượng cám cung cấp và nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa. Không trộn quá 2 bầy heo vào một ô chuồng.

 Tăng cường khả năng tiêu hóa ở heo con (bổ sung chế phẩm chứa enzyme tiêu hóa hoặc vi sinh vật có lợi trên đường tiêu hóa như

Lactobacillus, Bacillus subtilis…hay các axit hữu cơ).

 Bổ sung thuốc vào trong thức ăn ở hàm lượng điều trị 3- 5 ngày trước và sau khi cai sữa, kẽm oxit ở hàm lượng 2600 ppm trong 2 tuần sau cai sữa.

3.4.5 Tiêu chảy do Samolnella

Triệu chứng:

 Triệu chứng:heo bệnh bị gầy yếu, sốt, tiêu chảy kéo dài từ 3~7 ngày, phân lỏng nhầy, màu xám vàng, mùi hôi khó chịu. Heo bệnh thể cấp tính sốt cao, bỏ ăn, da vùng tai, mõm, chân tím bầm. Heo bệnh chết do mất nước và giảm kali huyết.

Tác nhân

 Do vi khuẩn Salmonella choleraesuis hoặc Salmonella typhimurium

Điều trị phòng bệnh

Nhóm 5 53  Cấp kháng sinh theo đường uống hoặc chích: amikacin, gentamicin, apramycin, neomycin, trimethoprim sulphonamide hoặc ceftiofur (trường hợp cho phép sử dụng). Ngay khi phát hiện heo mắc bệnh, cách ly và điều trị ngay, liên tục từ 3-5 ngày.

 Tiêm thuốc kháng viêm.

 Bù nước và chất điện giải, truyền dung dịch glucose qua đường miệng.

 Phòng bệnh:

 Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thật cẩn thận.

 Hạn chế tối đa các yếu tố gây stress (trộn bầy, thay đổi nhiệt độ, gió lùa…).

 Bổ sung axit hữu cơ vào trong thức ăn, nước uống (pH khoảng 4,5 –

Một phần của tài liệu Chuyên đề heo con theo mẹ và heo cai sữa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)