khoa trong hoạt động NCKH của sinh viên.
Nhà trường cần có định hướng chỉ đạo nhằm giúp các khoa, giảng viên và sinh viên chủ động trong quá trình lập kế hoạch NCKH sinh viên, quá trình tổ chức triển khai các đề tài NCKH của sinh viên. Đặc biệt cần phát huy tính chủ động của sinh viên trong vấn đề xác định tên đề tài NCKH, lập kế hoạch NCKH, xây dựng đề cương NCKH và triển khai hoạt động NCKH.
Các khoa cần có những định hướng các mảng đề tài NCKH để sinh viên xem xét và đăng ký các vấn đề nghiên cứu theo định hướng của khoa. Có thể đề tài NCKH của sinh viên là một nhánh đề tài cấp Bộ của giáo viên.
Giảng viên khoa cần tổ chức các hội thảo về NCKH của sinh viên nhằm phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên trong hoạt động NCKH.
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp và điều kiện để thực hiện các biện pháp.
3.3.1 Mối quan hệ giữa các giải pháp
Giữa các giải pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, cụ thể như sau
- Nhóm giải pháp 1: Có tính chất định hướng, chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động NCKH.
- Nhóm giải pháp 2: Mang tính chất tạo điều kiện, tạo động lực cho hoạt động NCKH của sinh viên.
- Nhóm giải pháp 3: Tạo mục tiêu, phát huy vai trò tự lực của sinh viên trong hoạt động NCKH.
3.3.2 Điều kiện để thực hiện các giải pháp
- Nhà trường cần có hệ thống các văn bản có tính pháp lý để quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
- Cán bộ, giảng viên và sinh viên có nhận thức đúng về hoạt động NCKH của sinh viên.
- Hoạt động NCKH của sinh viên phải được tập dượt từ thấp tới cao, từ hoạt động tự học đến làm bài tập lớn đến triển khai công trình NCKH.
- Có đủ sách, tài liệu phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên. 3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm
Kiểm tra tính đúng đắn của các biện pháp đề xuất và khả năng áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả.
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm
Hệ thống 3 nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
3.4.3 Các phương pháp khảo nghiệm
Dùng phiếu hỏi, trò chuyện, xin ý kiến chuyên gia. 3.4.4 Kết quả khảo nghiệm
* Đánh giá về tính khảo nghiệm:
- 100 % các chuyên gia đánh giá về tính khả thi của nhóm giải pháp 1. - 90 % các chuyên gia đánh giá về tính khả thi của nhóm giải pháp 2. - 80 % các chuyên gia đánh giá về tính khả thi của nhóm giải pháp 3. * Đánh giá về tính hiệu quả:
- 90 % các chuyên gia đánh giá về tính hiệu quả của nhóm giải pháp 1. - 90 % các chuyên gia đánh giá về tính hiệu quả của nhóm giải pháp 2. - 80 % các chuyên gia đánh giá về tính hiệu quả của nhóm giải pháp 3.
cần phải tiến hành đồng bộ 3 nhóm giải pháp sau:
- Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài học viện tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.
- Xây dựng phát triển nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên. - Kết hợp giữa hoạt động NCKH của sinh viên với hoạt động học tập nghiên cứu của sinh viên.
Giữa các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, nó bổ sung kết quả cho nhau, hỗ trợ nhau nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên tại HVTC là hoạt động quản lý GD&ĐT, mục tiêu của quản lý là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH.
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành với nội dung, quy trình xác định và dựa trên cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về GD&ĐT.
Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên HVTC đã được triển khai và không ngừng phát triển, số lượng sinh viên làm đề tài NCKH hàng năm tương đối lớn. Số đề tài NCKH của sinh viên đạt giải thưởng NCKH toàn quốc chiếm tỷ lệ khiêm nhường.
Sinh viên còn hạn chế một số kỹ năng NCKH như: kỹ năng xác định tên đề tài nghiên cứu, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu, xây dựng tổng quan của vấn đề nghiên cứu. Công tác quản lý hoạt động NCKH đã được thực hiện dựa trên hệ thống các văn bản chỉ đạo của Bộ, của HVTC và tiến hành theo quy trình xác định bao gồm các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các kết quả nghiên cứu của sinh viên.
Hoạt động NCKH của sinh viên còn có một số khó khăn như thiếu kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất hỗ trợ. Để tăng cường hiệu quả của hoạt động NCKH của sinh viên, nhà trường cần phải tiến hành đồng bộ 3 nhóm biện pháp.
- Tổ chức phối hợp các lực lượng, chỉ đạo có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.
- Huy động nguồn lực để phát triển hoạt động NCKH của sinh viên. - Gắn hoạt động NCKH của sinh viên với hoạt động học tập.
- Các biện pháp trên được xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính pháp lý và có tính khả thi.
II. Kiến nghị
1. Đối với Bộ Giáo dục&Đào tạo
- Đề nghị Bộ GD&ĐT tăng thêm kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên trong các trường đại học, học viện
- Có chính sách đầu tư trang thiết bị phục vụ NCKH 2. Đối với Bộ Tài chính
- Về quản lý, phải khắc phục kịp thời tình trạng thiếu và yếu đội ngũ giảng viên hướng dẫn NCKH cho sinh viên do giảng viên giảng dạy quá tải, thiếu thời gian hướng dẫn NCKH cho sinh viên.
- Đối với giảng viên cần có định mức lao động hợp lý để họ có điều kiện hướng dẫn sinh viên trong NCKH, cần chú trọng đến các khâu tổ chức và tăng cường các điều kiện vật chất để triển khai NCKH cho sinh viên, động viên khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia hoạt động này. Cán bộ giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài, đề nghị tính giờ hướng dẫn 20 giờ vào giờ tiêu chuẩn tính theo nhiệm vụ năm học.
- Tạo nguồn kinh phí, phố hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức cho sinh viên nghiên cứu các đề tài cụ thể và những cuộc thi sáng tạo.
3. Đối với HVTC
- Ban giám đốc HVTC cần tăng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên.
- Khai thác các dự án phát triển giáo dục để hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh viên.
- Nên có quy chế điểm thưởng cho sinh viên vào điểm các học phần mà sinh viên làm đề tài NCKH. Sinh viên thực hiện đề tài NCKH được Hội đồng khoa học đánh giá xếp loại từ khá trở lên, đề nghị các sinh viên này được miễn thi môn học liên quan đến đề tài, điểm của đề tài NCKH được tính vào điểm của môn học đó.
- Đổi mới phương pháp đánh giá đề tài NCKH của sinh viên.
Tóm lại, có thể kết luận rằng biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt
động NCKH của sinh viên HVTC là nhiệm vụ quan trọng . Để các biện pháp thực hiện được cần có sự kết hợp của nhiều cá nhân, nhiều
bộ phận chức năng liên quan và sự chỉ đạo của ngành. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu và những kiến nghị trong luận văn sẽ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên HVTC trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1984), Thông tư số 30 ngày 17/12/1984 hướng dẫn thực hiện quy chế về việc làm khoá luận, luận văn tốt nghiệp ở các trường đại học, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định số 08/2000/QĐ ngày 30/3/2000 Về việc ban hành quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học và cao đẳng, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Công văn số 7483/KHCN ngày 30/7/2001 Về việc tổ chức xét tặng giải thưởng" Sinh viên nghiên cứu khoa học"trong các trường đại học và các học viện, Hà Nội.
4. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý Giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
5. Bùi Văn Vần (HVTC) , Vài nét về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tài chính Doanh nghiệp
6. Chính phủ (2003), Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Chính phủ Về việc ban hành điều lệ các trường đại học, Hà Nội.
7. Vũ Đình Cự (chủ biên) (1998), Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Hồ Ngọc Đại (1991), Giải pháp giáo dục, NXB GD, Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB CTQG, Hà Nội.
10.Nguyễn Bích Thủy (báo TTXVN), Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học
11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc , bài giảng đại cương Khoa học quản lý
12.Nguyễn Trọng Hoàng (1985), " Bản chất nghiên cứu khoa học", Tạp chí Đại học Trung học chuyên nghiệp số 6/1985, Hà Nội.
13. Nguyễn Trọng Hoàng(9/1997), Đặc trưng cơ bản của đào tạo đại học, Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Tr 14.
14. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1992), Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, ( Giáo trình dùng cho học viên cao học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội)
15. Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thuỷ (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Công Khanh (2001), Các phương pháp chọn mẫu, Tạp chí Giáo dục (số3), tr 14-16.
17. Nguyễn Phúc Khanh (7/2001), Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Ngoại thương, Tạp chí Giáo dục, (số 9), tr. 38. 18. Nguyễn Văn Lê (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Trẻ, Hà Nội.
19. Phan Huy Lê, " Việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh đại học", Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số 6/1976, Hà Nội.
20. Nguyễn Tấn Phát (1999), " Công tác nghiên cứu khoa học với việc nâng cao chất lượng đào tạo", Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5/1999, Hà Nội 21. Nguyễn Thị Tính (2006), Nghiên cứu và tổ chức thực hiện hoạt động
nghiên cứu khoa học
22. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
23.Vũ Cao Đàm (2000) 1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
TIẾNG ANH
24. Brian Allison (1996), Research skills for students, Singapore.
25. Francesco Cordasco và Elliots S.M.Galner ( 1996), Research and Report Writing.
26. Gary Anderson (1990), Fundamentals of education research, New York. 27. Keith Howard, John A.Sharp (1983), The Management of a student
Phụ lục 01
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH SV TẠI HVTC
(Dành cho cán bộ quản lý)
Câu hỏi 1 Để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV, đ/c hãy : . đánh giá mức độ quan trọng của những biện pháp quản lý sau đây (bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp; 5 là mức cao nhất)
Câu hỏi 2. Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của SV, đ/c đã tiến hành những biện pháp nào và xác định mức độ quan trọng của những biện pháp đó (đánh dấu (+) vào ô thích hợp; 5 là mức cao nhất)
TT Nội dung Mức độ
1 Nâng cao trách nhiệm cá nhân của GV hướng dẫn và SV trong hoạt NCKH
2 Kiện toàn bộ máy quản lý hoạt động NCKH của SV 3 Phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của SV trong hoạt động
NCKH SV
4 Phát huy vai trò các lực lượng liên kết trong hoạt động NCKH của SV
5 Tổ chức thi, tuyên dương, khen thưởng hàng năm
TT Nội dung Mức độ
1 Phổ biến luật sở hữu trí tuệ cho cán bộ, sinh viên 2 Quy định về đăng ký đề tài NCKH của SV
Câu hỏi 3: Đánh giá quy trình quản lý hoạt động SV NCKH của đơn vị đ/c 3 Hướng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH của SV
4 Quy định về kiểm tra, đánh giá đề tài NCKH của SV 5 Định hướng mục tiêu nghiên cứu đề tài khoa học cho SV 6 Chủ động xây dựng kế hoạch và các hướng nghiên cứu cho các
nhân trong đơn vị để SV đăng ký nghiên cứu 7 Thực hiện theo định hướng của HVTC 8 Để cá nhân sinh viên tự đề xuất với Khoa
STT Quy trình quản lý hoạt động SV NCKH Tốt Chưa tốt Khó trả lời 1 SV đăng ký đề tàitheo định hướng của GV 2 Đơn vị tổ chức duyệt đề
cương nghiên cứu
3 Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ đề tài
4 Tổ chức nghiệm thu đánh giá kết quả NC
5 Lựa chọn báo cáo cho hội nghị khoa học SV 6 Lựa chọn đề tài SV dự thi
Câu hỏi 4: Đồng chí xác định mức độ quan trọng của các định hướng dưới đây trong quá trình xét chọn đề tài NCKH SV ( bằng cách đánh dấu + vào ô thích hợp; 5 là mức cao nhất)
TT Nội dung Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
1 Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn phù hợp với chuyên ngành
2 Đề tài có khả năng chuyển giao công nghệ cho giáo Dục phổ thông, cho thực t Tiễn sản xuất.
3 Đề tài có tác dụng phục Vụ hoạt động giảng dạy, Nghiên cứu của cán bộ, Sinh viên
4 Theo định hướng nghiên Cứu của HVTC
Câu 5: Để tăng cường đầu tư cho hoạt động sinh viên NCKH, đồng chí hãy đánh giá mức độ các giải pháp sau đây:
Phụ lục 02
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH SV TẠI HVTC
SƠ LƯỢC VỀ BẢN THÂN Sinh viên khoa:
Năm thứ:
Giới tính: Nam Nữ
1. Theo bạn hoạt động NCKH của SV có ý nghĩa nào sau đây? (Bạn đánh giá bằng cách cho điểm từ 1 đến 5, cao nhất cho 5 điểm) T T Ý nghĩa 1 2 3 4 5 1 Giúp SV nắm vững tri thức đã học vào một lĩnh vực NCKH 2 Giúp SV củng cố, mở rộng tri thức đã học 3 Giúp SV vận dụng tri thức đã học 4 Phát huy khả năng sáng tạo của SV 5 Hình thành phát triển năng lực tự
học, tự NCKH cho SV