Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 33 - 38)

Sơ đồ của Học viện tài chính

Những lĩnh vực hoạt động chủ chốt (i) Hoạt động chung

Học viện Tài chính có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài

chính , kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh tài chính và Tin học, Tài chính kế toán với các loại hình đào tạo: Đại học chính quy, Đại học tại chức, Đại học bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức đại học và sau đại học.

Bên cạnh đó, Học viện Tài chính còn có nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về tài chính và kế toán.

(ii) Nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện. Trong những năm gần đây, Học viện đã tích cực đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, từng bước kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học; đổi mới cơ chế tuyển chọn và quản lý các đề tài khoa học. Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới biên soạn các chương trình, giáo trình, phương pháp phù hợp với các loại hình và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng cơ sở lý luận phát triển khoa học tài chính; góp phần thúc đẩy cải cách ngành tài chính.

(iii) Biên soạn, xuất bản sách chuyên đề, ấn phẩm

Học viện tập trung các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống sách chuyên đề, các ấn phẩm về tài chính, thị trường tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ.

(iv) Xuất bản tạp chí bản tin thị trường, thông tin tài chính

Là tạp chí chuyên ngành về tài chính, tạp chí đã chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện, đảm bảo tôn chỉ mục đích và bám sát nhiệm vụ về tài chính của Học viện, phục vụ công tác về nghiên cứu tài chính kế toán, thông tin phục vụ lãnh đạo

(v) Hoạt động thư viện: là một thư viện chuyên ngành về tài chính, kế toán, có nhiệm vụ phục vụ cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên.

(vi) Hợp tác quốc tế: Học viện Tài chính được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép liên kết với đại học Leeds Metropolitan (Anh) tổ chức đào tạo thạc sĩ tài chính và ngoại thương (MAITF) ở Việt Nam.

Các khóa thạc sĩ học dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh theo giáo trình của đại học Leeds Met, do đại học Leeds Met cấp bằng với các bài giảng được bố trí ngoài giờ làm việc giúp cho học viên đang đi làm có thể theo học được.

Việc mở những lớp thạc sĩ chất lượng cao theo giáo trình, công nghệ đào tạo tiên tiến của Anh tại Việt Nam đã tạo cơ hội rất tốt cho các cử nhân khối ngành tài chính, kinh tế… muốn tiếp tục học tập để nâng cao trình độ. Khóa liên kết đào tạo này ở Việt Nam hoàn toàn giống và đồng bộ với chương trình đào tạo thạc sĩ của đại học Leeds Met đang được dạy ở Anh. Học viên ở Việt Nam và Anh học các môn giống nhau theo cùng một giáo trình, làm đề thi giống nhau và được cùng một hội đồng chấm điểm cuối cùng đánh giá, thậm chí phải thi cùng một ngày với nhau.

Học viện Tài chính cũng mở rộng chương trình hợp tác quốc tế bằng việc liên kết với đại học Gloucestershire (Anh) đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) do Gloucestershire cấp bằng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Gloucestershire là một trường có uy tín rất cao về chất lượng đào tạo ở Anh. Năm 2009 trường được xếp thứ 58 trong số các trường đại hàng đầu của Anh (theo Times) và là trường có thứ hạng cao nhất liên kết với Việt Nam đào tạo thạc sĩ MBA. Không chỉ liên kết đào tạo ở bậc cao học, Học viện Tài chính cũng đã triển khai chương trình liên kết đào tạo ở bậc đại học, đưa chương trình đào tạo cử nhân chỉ 3 năm, chia làm 2 giai đoạn của Anh vào dạy ở Việt Nam. Chương trình này được dạy bằng tiếng Anh.

Các chương trình liên kết đào tạo không chỉ góp phần đào tạo thạc sĩ, cử nhân chất lượng cao mà còn là cơ hội để đội ngũ giảng viên của Học viện có dịp trao đổi giáo trình và kinh nghiệm giảng dạy với các giảng viên nước ngoài đồng thời cũng làm quen được với công nghệ, phương pháp giảng dạy

của một giáo dục đại học tiên tiến, góp một bước đáng kể trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập về giáo dục đào tạo nói riêng.

(vii) Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ: là trung tâm quốc gia đào tạo cán bộ công chức, viên chức tài chính - kế toán, Học viện đã không ngừng phát triển cả về quy mô, khối lượng, đối tượng và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời, liên tục nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân lực khoa học và công nghệ.

2.2. Vài nét về hoạt động NCKH của sinh viên HVTC

NCKH là một trong hai nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên và sinh viên tại HVTC, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, khẳng định vị thế của HVTC trong nhiều năm qua. Trong những năm gần đây, nhà trường đã chú ý khai thác tiềm năng của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên, phát huy thế mạnh của đội ngũ các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục và CNTT, công tác NCKH đã gắn bó chặt chẽ hơn, có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH nhìn chung các cán bộ, giảng viên và sinh viên của nhà trường có ý thức tốt trong việc NCKH, nhiều người đã say mê, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp đào tạo và sự nghiệp phát triển khoa học, đã nâng cao trách nhiệm đặt đúng vị trí của hoạt động NCKH của mình trong hoạt động chung của nhà trường.

* Số lượng đề tài NCKH của sinh viên đã được thực hiện và nghiệm thu: Trong những năm qua các sinh viên HVTC đã thực hiện được nhiều đề tài NCKH, từ 2008 - 2013, tổng số đề tài NCKH của sinh viên là 3.826 đề tài. Số lượng đề tài được nghiệm thu và tỷ lệ đề tài sinh viên khá cao.

Bảng 2.1: Số lượng các đề tài NCKH và giải thưởng sinh viên NCKH TT Năm Tổng số đề tài NCKH Số giải nhất (cấp Bộ) Số giải nhì (cấp Bộ Số giải ba (cấp Bộ) Số giải khuyến khích 1 2008 304 01 01 02 2 2009 644 01 03 03 3 2010 504 01 03 02 4 2011 690 01 02 04 09 5 2012 736 01 01 05 6 2013 948 02 02 04 10 Tổng cộng 3.826 04 07 16 31

Bảng 2.2: Thống kê giải thưởng Olympic sinh viên

TT Năm Số giải

nhất Số giải nhì Số giải ba Số giải KK

1 2008 2 2 3 2 2009 1 3 2 3 3 2010 2 2 4 4 2011 3 6 2 5 2012 3 3 5 9 6 2013 4 6 5

( Nguồn: Ban Quản lý Khoa học – Học viện Tài Chính) Các giải thưởng về hoạt động NCKH (2001 - 2008) của sinh viên đa dạng, cụ thể như sau: Giải Nhất NCKH sinh viên toàn quốc; giải Nhất khu vực phía Bắc Olympic các môn khoa học Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh; giải Nhất Cuộc thi Kiểm toán viên giỏi của các trường đại học … và nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT về

thành tích 15 năm NCKH của sinh viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)