Phòng tránh rủi ro thông qua quy định quyền và nghĩa vụ của những

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 48 - 50)

7. Bố cục

2.1.2. Phòng tránh rủi ro thông qua quy định quyền và nghĩa vụ của những

những người tham gia hợp đồng bán hàng đa cấp

Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp quy định tương đối chi tiết quyền và nghĩa vụ của chủ thể là

40

người tham gia hợp đồng bán hàng đa cấp qua các điều khoản quy định về chấm dứt hợp đồng BHĐC (Điều 30 Nghị Định 40/2018/NĐ-CP), đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp (Điều 32 Nghị Định 40/2018/NĐ-CP), trách nhiệm của người tham gia hợp đồng bán hàng đa cấp (Điều 41 Nghị Định 40/2018/NĐ-CP)… Một điểm mới đáng chú ý của Nghị định 40 là quy định về quyền nhận, gửi, trả lại hàng hóa của người tham gia bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số bất cập sau:

Thứ nhất, chưa có quy định rõ ràng về nghĩa vụ của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng. Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định quyền chấm chứt hợp đồng tham gia BHĐC của người tham gia, sau khi chấm dứt hợp đồng, người tham gia BHĐC có quyền được nhận các khoản tiền, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mà chưa quy định các nghĩa vụ phát sinh khi chấm dứt hợp đồng của người tham gia. Các nghĩa vụ của người tham gia như hoàn trả xác nhận hoàn thành nội dung và thời lượng chương trình đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp, Thẻ thành viên các các tài sản của doanh nghiệp BHĐC (nếu có), các khoản nợ của người tham gia đối với doanh nghiệp BHĐC (nếu có)… Việc quy định các nghĩa vụ này có ý nghĩa quan trọng để phòng tránh rủi ro nếu hợp đồng không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng.

Thứ hai, quy định về hợp đồng mẫu vẫn chưa chặt chẽ. Trên thực tế mẫu hợp đồng nhà phân phối do bên doanh nghiệp bán hàng đa cấp soạn thảo, mà theo đó, có nhiều nội dung không rõ ràng, bất lợi đối với người tham gia bán hàng đa cấp, nhưng không phải bất kỳ ai trong số những người tham gia ký kết hợp đồng nhà phân phối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng dễ dàng nhận ra, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho người tham gia ký kết hợp đồng. Rà soát các quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có quy định cụ thể về đăng ký hợp đồng mẫu cũng doanh nghiệp cũng như trách phê duyệt hợp đồng mẫu này thuộc về cơ quan quản lý nào.

41

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)