Phòng tránh rủi ro thông qua quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

7. Bố cục

2.1.5. Phòng tránh rủi ro thông qua quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý

quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp.

Nghị định số 40/2018/ND-CP chính thức thiết lập một cơ chế quản lý chặt chẽ đối với hoạt động bán hàng đa cấp từ trung ương đến địa phương, sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc quản lý hoạt động kinh doanh bán hàng theo phương thức đa cấp với sự tham gia của Bộ Công Thương; các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh (thông qua các Sở Công Thương).

Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước. Hay có thể nói Bộ Công Thương là cơ quan quản lý cao nhất trong lĩnh vực bán hàng đa cấp trong bộ máy nhà nước.

So sánh quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP với quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Công Thương thì Bộ Công Thương, cụ thể là Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp trong cả nước. Cục này cũng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Việc cấp phép, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp trên phạm vi cả nước do một cơ quan duy nhất là Cục Quản lý Cạnh tranh đảm nhiệm. Việc tập trung quản lý hành chính là một biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế hiện tượng “lấn hay lạm quyền”. Nghị định số 40/2018/ND-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được ban hành đã khắc phục được hạn chế đó.

Một điểm mới khác của Nghị định 40/2018/NĐ-CP là quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý ở địa phương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trên từng địa bàn, hạn chế tối đa môi trường hoạt động của các đối tượng kinh doanh đa cấp bất chính, trái phép.

Trên thực tế, các mô hình kinh doanh đa cấp có xu hướng dịch chuyển từ các thành phố lớn về các vùng nông thôn hẻo lanh, nơi mà thông tin và nhận thức của

48

người tiêu dùng còn hạn chế. Trong khi đó, vấn đề phối hợp giữa các cơ quan quản lý vẫn chưa cụ thể rõ ràng. Đơn cử là chưa có cơ chế để cơ quan quản lý, cơ quan tư pháp liên quan có thể hỗ trợ thu hồi được khoản tiền mà những người tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp trái phép đã mất chẳng hạn. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành mới chỉ quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, về xử phạt vi phạm, thẩm quyền và trình tự xử phạt… mà lại thiếu những nội dung quy định cụ thể trong hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp của cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền khi tiến hành hoạt động này. Trong khi đó nội dung này lại là một trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nói chung và phòng tránh rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng đa cấp nói chung.

Ngoài ra, chưa có cơ chế quản lý mạng lưới BHĐC quốc tế: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, các hoạt động mua bán, giao dịch trực tuyến diễn ra rất sôi nổi trong đó có các hoạt động BHĐC của các công ty trên thế giới. Việt Nam thừa nhận và cho phép cung cấp qua biên giới theo hình thức bán lẻ đối với sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân và phần mềm máy tính, bao gồm cả hoạt động của các cá nhân NPP theo phương thức BHĐC [01]. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về quản lý BHĐC hiện nay chưa đáp ứng được cam kết của Việt Nam khi hội nhập. Cụ thể, chúng ta chưa đưa ra được những quy định để điều chỉnh hệ thống của các công ty BHĐC mà không thành lập công ty con tại Việt Nam. Việc này có thể dẫn đến các hoạt động của nó không được quản lý, dẫn đến những khó khăn trong công tác giám sát và điều hành.

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)