Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hợp

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 84 - 86)

7. Bố cục

3.1.2. Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hợp

76

Các quy định mới đã có những bổ sung hết sức cần thiết về quyền và nghĩa vụ của người tham gia bán hàng đa cấp. Nhìn chung, siết chặt việc kinh doanh bán hàng đa cấp theo hướng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết trong bối cảnh, ngành nghề này đang có xu hướng phát triển mạnh và có khả năng mất kiểm soát.

Thứ nhất, về nghĩa vụ của người tham gia BHĐC khi chấm dứt hợp đồng: Khi chấm dứt hợp đồng BHĐC, các bên tham gia vào hợp đồng ngoài quyền lợi của mình thì mỗi bên kia phải thực hiện các nghĩa vụ tương xứng, kể cả người tham gia. Do đó, theo nhóm tác giả, các nhà làm luật cần bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ của những người tham gia BHĐC khi chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp. Cụ thể, trong trường hợp hợp đồng giữa các bên quy định không cụ thể thì pháp luật cần có quy định “phía doanh nghiệp có quyền yêu cầu người tham gia ban hàng đa cấp thực hiện các nghĩa vụ về khoản tiền nợ,…trong khoảng thời gian nhất định được cho là hợp lý với tình hình thực tế”.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về hợp đồng mẫu. Bổ sung quy định về hợp đồng giữa doanh nghiệp/người tham gia BHĐC với NTD để đảm bảo quyền lợi của NTD trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp/người tham gia BHĐC với NTD. Đối với hợp đồng bán hàng đa cấp, các công ty đa cấp khi có hợp đồng mẫu cần đăng kí hợp đồng mẫu của công ty mình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét về sự chênh lệnh quyền lợi và nghĩa vụ giữa công ty và người tham gia. Để từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi nhất định. Theo nhóm tác giả, vấn đề này nên để cho Bộ Công thương đề xuất kế hoạch thực hiện và quản lý để có sự đồng nhất. Việc kiểm soát mối quan hệ này giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NTD trước nguy cơ bị xâm phạm từ phía doanh nghiệp BHĐC và người tham gia BHĐC. Đặc biệt lưu ý đối với hợp đồng này, nhà làm luật nên ghi nhận quyền của người tham gia hợp đồng BHĐC liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng trong một thời hạn nhất định kể từ khi ký hợp đồng. Nó giúp giảm thiểu rủi ro cho chủ thể người tham gia trong mối quan hệ này.

77

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)