Dự báo tình hình phát triển du lịch

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng kimono (Trang 30 - 34)

3.1.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch thế giới

Bất chấp tình hình bất ổn và kinh tế khó khăn kéo dài ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho hay lượng du khách quốc tế năm 2015 vừa qua đã đạt hơn 1 tỷ lượt người, tăng hơn 4% so với năm trước đó. So với năm 2014, lượng khách chu du ra nước ngoài (có nghỉ qua đêm) tăng hơn 50 triệu lượt người. Năm 2015 cũng là năm thứ sáu liên tiếp lượng khách du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở lên. Pháp tiếp tục là điểm đến hấp dẫn khách du lịch nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ, Tây Ban Nha, và Trung Quốc.

Theo Tổng Thư ký UNWTO Taleb Rifai, du lịch quốc tế trong năm 2015 đã tiến triển đến một tầm cao mới, thể hiện rõ vai trò của ngành đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Các quốc gia cần tăng cường chính sách để thúc đẩy ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng, bao gồm tăng cường tính bền vững trong hoạt động du lịch và phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện đi lại thuận lợi.

Theo nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế, xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong năm 2016 là du lịch trên sông, các điểm đến vùng Bắc Âu, du lịch mạo hiểm... Trong đó, các nhà tổ chức du lịch đặc biệt quan tâm đến loại hình du lịch theo chủ đề, du lịch đơn lẻ và du thuyền trên sông. Bên cạnh đó, một hình thức du lịch khác cũng trở thành xu hướng mới với 60% du khách có độ tuổi từ 22-42 tuổi thích sử dụng dịch vụ chia sẻ với người cùng mục đích trong hành trình du lịch, và 78% du khách cho rằng các chuyến du lịch sẽ thú vị hơn khi có một người bạn hướng dẫn tại chỗ.

3.1.1.2. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam a. Quan điểm

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

- Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hoá cao và có nội dung văn hoá sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

- Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hoá của đất nước; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường.

- Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch.

b. Mục tiêu

- Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ

USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

- Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

3.1.1.3. Định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của nhà hàng Kimono thời kỳ 2017 – 2020

3.1.1.1.3. Mục tiêu tổng quát

Giữ vững và ổn định thị trường khách hiện tại, mở rộng và phát triển thị trường khách nhằm tăng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận cao hơn kỳ trước.

Xây dựng chiến lược kinh doanh, các giải pháp tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế thấp nhất sự phàn nàn của khách.

Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm của nhà hàng, liên kết với các nhà hàng lân cận để có thể tiếp cận khách từ các đơn vị bạn. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo ra những sản phẩm độc đáo nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của nhà hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng thêm các dịch vụ bổ sung. Cùng với việc tăng số lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm cũng không ngừng được tăng lên. Để đạt được diều này cần phải tăng cường tổ chức các lớp học nhằm nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn, nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách cho tất cả các bộ phận.

3.1.1.1.4. Mục tiêu cụ thể của từng chỉ tiêu chủ yếu a. Mục tiêu phát triển tổng lượt khách

Định hướng mục tiêu phát triển số lượt khách, luận văn dựa vào số liệu thực tế năm 2014-2016 của nhà hàng, áp dụng phương pháp nhịp độ tăng bình quân, phương pháp so sánh cụ thể:

- Xác định nhịp độ phát triển số lượt khách dựa vào số liệu thực tế năm 2014-2016 (bảng 3) xác định nhịp độ bình quân là:

Căn cứ vào dự báo trên tình hình kinh tế phát triển du lịch trong những năm tới ngành du lịch, luận văn kiến nghị nhịp độ tăng bình quân tổng lượt khách là 16% và kế hoạch tổng lượt khách từng thời kỳ là:

- Năm 2017 : 59200 (lượt khách )

- Năm 2020 : ( lượt khách )

b. Mục tiêu phát triển tổng doanh thu

Định hướng mục tiêu kế hoạch tăng tổng doanh thu dựa vào số liệu

bảng 4 luận văn xác định nhịp độ tăng tổng doanh thu thời kỳ 2014-2016: 100 - 100 = 14,95% = 9,74%

Để thực hiện mục tiêu tổng quát, luận văn kiến nghị nhịp độ tăng bình quân là 16% và kế hoạch tổng doanh thu từng thời kỳ sẽ là:

Dự kiến kế hoạch tổng doanh thu năm 2017-2020:

- Năm 2017: ( triệu đồng )

- Năm 2020 : ( triệu đồng )

c. Mục tiêu phát triển lợi nhuận

Định hướng mục tiêu kế hoạch tăng tổng lợi nhuận dựa vào số liệu

bảng 5 tỷ suất lợi nhuận năm 2014 là 11,0%, năm 2015 là 11,3%, năm 2016 là 12,63% luận văn xác định nhịp độ tỷ suất lợi nhuận tăng bình quân hằng năm thời kỳ 2017-2020 là:

= 1,63%

Từ kết quả ở trên ta kiến nghị tỷ suất kế hoạch lợi nhuận bình quân thời kỳ (2017 – 2020) là:

- Năm 2017: 12,63 + 1,63 = 14,26%

- Năm 2020: 12,63 + (1,63 4) = 19,15%

Kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế hoạch sẽ là:

- Năm 2017 : 70.180 14,26% = 10.008 ( triệu đồng )

Từ những mục tiêu định hướng kế hoạch kinh doanh và hiệu quả kinh doanh qua bảng sau:

Bảng 8 : Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Kimono

(Đơn vị: Lượt, triệu, %)

Chỉ tiêu Đơn vị Tình hình 2016 Kế hoạch Nhịp độ tăng bình quân (%) 2017 2020 1. Tổng lượt khách Lượt 59.200 68.672 107.190 16

2. Tổng doanh thu Triệu đồng 60.500 70.180 109.544 16

3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 7.639 10.008 20.978 28

-Tỷ suất lợi nhuận % 12,63 14,26 19,15 10,3

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng kimono (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w