Đổi mới truyền thông về BHYT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tiền tố đến mức hài lòng của người tham gia Bảo hiểm y tế về chất lượng dịch vụ Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (Trang 118 - 121)

Có thể thấy, quá trình triển khai BHYT toàn dân có nhiều thuận lợi và đã đạt được những kết quảđáng khích lệ, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác truyền thông. Các Bộ, ngành đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua việc chủ động cung cấp thông tin đến các cơ quan truyền thông đã góp phần quan trọng giúp người dân hiểu đúng, đầy đủ và kịp thời về những nội dung quy định của Luật Bảo hiểm y tế, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hộị

Tuy nhiên, để tiến tới hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân, đảm bảo hiệu quả

chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và đáp ứng sự hài lòng của người dân tham gia BHYT thì vẫn còn nhiều thách thức. Đó là, mặc dù tỷ lệ người dân tham gia BHYT có tăng nhưng chưa có tính bền vững, nhất là đối với các nhóm đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân và người tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đối với đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, dù các địa phương đã quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng, tuy nhiên nội dung, hình thức tuyên truyền chưa thật sự phù hợp với trình độ dân trí, nhận thức, phong tục, tập quán và thói quen trông chờ vào sự hỗ trợ của một số nhóm đối tượng tham gia BHYT. Một bộ phận lớn người nông dân chưa hiểu biết hết về tính ưu việt, tính nhân văn của chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước; nhận thức của người dân về BHYT còn chưa đầy đủ cùng với tập quán, thói quen tự chữa bệnh và điều kiện kinh tế còn khó khăn... đã dẫn đến tình trạng khi có bệnh tự mua thuốc đểđiều trị tại nhà, nhiều người chỉ tham gia BHYT khi bản thân họ bị bệnh nặng. Chất lượng khám chữa bệnh tại các

địa phương, nhất là ở tuyến cơ sở chưa tốt dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chưa tạo được niềm tin và sự hài lòng cho người dân khi tham gia BHYT.

Với mục tiêu xây dựng dịch vụ BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và một hệ thống an sinh xã hội quốc gia bền vững, hơn lúc nào hết, công tác truyền thông BHYT cần được tăng cường đểđáp ứng những yêu cầu trong tình hình mớị Theo đó, công tác truyền thông cần phải được đổi mớị

4.2.2.1. Đổi mới mô hình tổ chức truyền thông

Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉđạo, định hướng truyền thông và mô hình truyền thông, theo đó sớm thành lập Ban Chỉđạo truyền thông chính sách BHYT và ban

này chịu trách nhiệm về nội dung tuyên truyền chính xác, rõ ràng, thống nhất, nhất quán, phù hợp, đúng lúc, kịp thời, cập nhật.

Phân công cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về BHYT chịu trách nhiệm truyền thông chiến lược, theo chiến dịch gắn với việc xây dựng chính sách BHYT; Các cơ quan thực hiện chính sách chịu trách nhiệm truyền thông nhằm tiếp cận, thuyết phục người dân chủđộng tham gia BHYT.

4.2.2.2. Đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông

Tập trung tuyên truyền ý nghĩa, vai trò, lợi ích của BHYT đối với việc ổn định chính trị xã hội, ổn định đời sống người lao động và nhân dân, góp phần phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt của chếđộ.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông đối ngoại góp phần hướng đến mục tiêu nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh BHXH Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, sáng tạo, là bạn, đối tác tin cậy của cộng đồng an sinh xã hội quốc tế, thành tựu trong phòng chống dịch Covid 19, trong sốđó nhiều bệnh nhân là đối tượng tham gia BHYt được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị.

Tận dụng tối đa sự phát triển của thị trường internet ở Việt Nam cũng như sự thay

đổi về phương pháp truyền thông hiện đại trong thời đại công nghệ cao (số hóa) để

truyền thông về BHYT.

Thay đổi cách tiếp cận truyền thông bằng hình thức truyền thống sang truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ. Đây là hình thức truyền thông hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu của đông đảo cán bộ, đảng viên, người dân trong việc dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận chính sách cũng như cung

ứng dịch vụ BHYT.

Phối hợp đồng bộ các kênh truyền thông trên cơ sởứng dụng công nghệ thông tin, như:

+ Fanpage, mạng xã hội: Đây là kênh thông tin hiện đại được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay bởi Facebook, mạng xã hội không chỉ là nơi chuyển tải thông tin mà còn là nơi để chia sẻ, giao tiếp giữa những người có cùng một mối quan tâm, hoặc trong cộng đồng tham gia Facebook, mạng xã hội với nhaụ Việt Nam hiện đang

đứng thứ 7 thế giới về lượng người dùng Facebook, với số lượng lên đến gần 58 triệu tài khoản. Và Việt Nam cũng đang có số lượng người sử dụng smartphone rất lớn tới 57,5 triệu ngườị

phát trên truyền hình như trước mà dùng để phát trên mạng xã hội, facebook để thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, nhiều người hơn vì trong thời đại công nghệ

smartphone được sử dụng là chủ yếu, nên tác động của thông điệp về BHXH, BHYT sẽ đến được với sốđông nhiều hơn.

+ Tạo App riêng về BHYT: Mobile App là các ứng dụng di động cho phép đối tượng sử dụng để truy cập vào các nội dung mà họ mong muốn trên các thiết bị nhưđiện thoại di động.

+ Tuyên truyền qua hệ thống SMS: SMS marketing đang dần trở thành “vũ khí” hiệu quả trong việc tìm kiếm, chăm sóc và tuyên truyền đến khách hàng.

+ Tuyên truyền bằng màn hình lớn LCD tại các khu vực đô thị, khu tập trung

đông dân cư: Là loại hình tuyên truyền mới, rất hiệu quả. Mẫu tuyên truyền có thể là 1 poster tĩnh, hoặc 1 video clip quảng cáọ

+ Giám sát mạng xã hội: Tổ chức sử dụng các công cụ giám sát mạng xã hội trong các hoạt động của BHXH, BHYT và các chiến dịch tuyên truyền về BHXH, BHYT.

Kết hợp hài hòa giữa hình thức truyền thông thường xuyên với hình thức truyền thông theo chiến dịch.

Đặc biệt, cần tăng năng lực thiết kếđịnh hướng nội dung truyền thông phù hợp

đối tượng và giai đoạn, kết hợp với các hình thức truyền thông đa dạng và hiện đạị Tăng cường cách tiếp cận truyền thông BHYT dựa trên nền tảng công nghệ song song với hình thức truyền thông miệng, trực tiếp.

Bộ máy làm công tác truyền thông cần được củng cố, kiện toàn: Lựa chọn, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên nguồn bao gồm các nhà hoạch định chính sách; những cán bộ quản lý nhà nước và thực hiện chính sách ở Trung ương và địa phương; những nhà khoa học, giảng viên các trường đại học có liên quan đến lĩnh vực BHYT...; chủ động tư vấn, giúp đỡ khi người dân có nhu cầu tìm hiểu về chính sách, pháp luật BHYT ngay tại các địa phương.

4.2.2.3. Thực hiện giám sát, đánh giá, đo lường hiệu quả truyền thông, chủ động các biện pháp phòng tránh và xử lý các sự cố, khủng hoảng trong truyền thông

Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu, hiệu quả công tác truyền thông về chính sách BHYT đểđịnh hướng tham mưu điều chỉnh phù hợp.

Xây dựng bộ công cụ giám sát, đánh giá, đo lường hiệu quả truyền thông hàng năm và theo giai đoạn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tiền tố đến mức hài lòng của người tham gia Bảo hiểm y tế về chất lượng dịch vụ Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)