Hình thái học pin mặt trời Perovskite cấu trúc thuận dạng phẳng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát đặc trưng của vật liệu perovskite vô cơ – hữu cơ ứng dụng cho linh kiện pin mặt trời lai (Trang 120 - 121)

(planar PSCs)

Mô hình các lớp vật liệu cấu tạo nên pin mặt trời perovskite cấu trúc thuận dạng phẳng (planar) được trình bày trên hình 4.5. Đặc điểm lưu ý của cấu trúc này là có một lớp mỏng nano-vàng với kích thước từ 2 đến 10 nm nhằm sử dụng hiệu ứng cộng hưởng plasmonic để tăng cường hấp thụ ánh sáng tạo ra các cặp hạt tải và tham gia tách các cặp exciton có hiệu quả, giảm thiểu hiệu ứng tái hợp các hạt tải trong các biên phân cách, để các hạt tải điện vận chuyển về các điện cực với mất mát thấp nhất.

Hình 4.5. Mô hình cấu trúc mặt cắt của linh kiện bao gồm các lớp: thủy

tinh/FTO/TiO2 phẳng-AuNPs/triple cation perovskite/ Spiro-OMeTAD/Au

Hình 4.6. Ảnh FE-SEM mặt cắt của pin mặt trời perovskite lai hữu cơ - vô cơ cấu trúc thuận dạng phẳng (planar PSCs) bao gồm các lớp:

Ảnh FE-SEM chụp mặt cắt của linh kiện trình bày trên hình 4.6 cho thấy đầy đủ các lớp của linh kiện pin mặt trời perovskite lai hữu cơ - vô cơ cấu trúc thuận dạng phẳng và có liên kết hạt nano kim loại Au được phát triển trong luận án. Cấu trúc linh kiện pin mặt trời bao gồm các lớp: thủy tinh/FTO/bl-TiO2/ AuNPs/perovskite/Spiro-OMeTAD/Au. Các kết quả nhận được cho thấy quy trình chế tạo lớp tích cực của pin mặt trời hướng tới mục đích để các tinh thể perovskite thấm xuống lớp TiO2/AuNPs và tiếp xúc trực tiếp với các hạt nano kim loại trên bề mặt lớp TiO2 phẳng đã được thực hiện thành công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát đặc trưng của vật liệu perovskite vô cơ – hữu cơ ứng dụng cho linh kiện pin mặt trời lai (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)