Tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ( DỰ THẢO) QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 HUYỆN ĐỒNG PHÚTỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 69 - 70)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

a. Cơ cấu sử dụng đất

Hầu hết diện tích đất tự nhiên đã đưa vào sử dụng, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ

cao 91,92% DTTN do phù hợp với loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu, duy trì

được tỷ lệ 20,70% DTTN là rừng và 70,29% DTTN là cây lâu năm, hình thành lớp phủ thực vật bảo vệ đất. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 8,08 % DTTN là còn khá thấp cho phát triển kinh tế xã hội, chưa phù hợp so với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đất ở khu dân cư, và đô thị hóa mạnh trong thời gian tới,

Định hướng thời gian tới cần chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, ưu tiên quỹ đất cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công cộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

b. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển KT-XH

Trong những năm qua, KT-XH huyện phát triển theo hướng hiện đại hóa, từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển theo chiều sâu gắn với thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất; tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, tác động rất lớn trong việc bố trí sử dụng các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp) tuy phải chuyển một phần để xây dựng phát triển đô thị, các khu dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng…, nhưng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi và giá trị sản phẩm trên 01ha canh tác đều tăng. Năm 2020, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá so sánh năm 2010) đạt 3.270 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản bình quân đạt 152 triệu đồng/ha/năm.

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Phú 2021

Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 59

- Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo các khu dân cư ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng được hoàn thiện… Đất đai trên địa bàn huyện ngày càng được quản lý, khai thác triệt để và có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển KT-XH, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

c. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2015-2020, huyện đã đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất trên địa bàn huyện, bước đầu đang hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị, kinh tế trang trại tạo chuyển biến về số lượng và giá trị. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (giá cố định năm 2010) ước đạt 2.892 tỷ đồng năm 2020; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 5,01%.

Đầu tư xây dựng hơn 400 công trình: Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông các tuyến đường tỉnh qua địa bàn huyện được quan tâm đầu tư (ĐT 752; ĐT 756; ĐT 758); các tuyến đường huyện quản lý đã nâng cấp, sửa chữa, duy tu hơn 477 km đường giao thông với tổng vốn đầu tư hơn 800 tỷ đồng. Hệ thống điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt được đảm bảo, đáp ứng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 99%.

Một số chính sách, giải pháp tương đối toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, đòn bẩy kinh tế... trong sử dụng đất. Mọi đối tượng sử dụng đất, chủ sử dụng đất đều có cơ hội nhận được sự đầu tư và có thể đầu tư đất đai theo năng lực của mình, như:

+ Đầu tư vốn bằng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo các chương trình dự án và thông qua hệ thống các ngân hàng và quỹ tín dụng.

+ Đầu tư ứng trước các loại vật tư nông nghiệp, con giống, cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật với hệ thống các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, giống cây trồng, thú y tại các địa phương.

+ Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất trực tiếp đến người sử dụng đất.

+ Chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kỹ thuật canh tác tạo khâu đột phá, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và các vấn đề xã hội liên quan; có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc quỹ đất trồng lúa.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ( DỰ THẢO) QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 HUYỆN ĐỒNG PHÚTỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)