3.4.1.1. Tác động đến chất lượng không khí
1. Bụi và các chất gây ô nhiễm môi trường không khí
Các tác động môi trường liên quan đến chất lượng không khí hầu hết là bụi, khí thải từ công tác đào đắp san nền, hoạt động của thiết bị và hoạt động vận chuyển nguyên nhiên vật liệu. Tuy nhiên, các hoạt động liên tục và xảy ra trong thời gian ngắn với quy mô và phạm vi trung bình của tiểu dự án.
a) Bụi do do hoạt động đào đắp, san nền
Quá trình đào đắp, san nền được xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong giai đoạn thi công xây dựng đối với mọi công trình xây dựng. Các hoạt động thi công được thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu và hoạt động đào đắp, san nền tập trung trong khoảng 5 tháng. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của Tiểu dự án, tổng khối lượng san nền của các hạng mục công trình như sau:
Bảng 15: Khối lượng san nền của các hạng mục công trình
TT Hạng mục công trình đất đá đào đắp (mTổng khối lượng 3
)
Hệ số quy đổi (m3/tấn)
Quy đổi (tấn)
1. Khu tái định cư khu dân cư số 3, xã
Huống Thượng 32,415 1.45
47,002 2. Khu tái định cư khu dân cư tổ dân phố
Nhị Hòa, phường Đồng Bẩm 17,552 1.45
25,450 3. Khu tái định cư khu dân cư tổ 13,
phường Túc Duyên 34,655 1.45 50,250
(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi, 2020)
Mức độ phát tán bụi trong quá trình san lấp nền phụ thuộc vào khối lượng đào, xúc đất và đắp đất san nền. Lượng bụi khuếch tán được tính toán dựa vào hệ số ô nhiễm và khối lượng đất đào, đắp. Theo tài liệu hướng dẫn Tổ chức y tế thế giới, hệ số ô nhiễm E được tính bằng công thức sau: 1,4 1,3 2,2 0,0016 2 u E k M (CT1) Trong đó: - E - Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).
- k - Cấu trúc hạt, có giá trị trung bình 0,35 (với kích thước bụi có đường kính < 10µm).
- u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án (1.3 m/s).
- M - Độ ẩm của nguyên liệu (đối với đất, bụi trung bình là 14%).
Từ điều kiện cấu trúc hạt trung bình, tốc độ gió trung bình, độ ẩm của vật liệu đào đắp, san gạt… đã xác định được hệ số ô nhiễm E = 0,0003551 (kg/tấn).
Để xác định được nồng độ chất ô nhiễm tại khu vực tiểu dự án, Báo cáo đã thực hiện tính nhanh nồng độ theo mô hình hình hộp theo công thức dưới đây.
Xây dựng các khu tái định cư phục vụ Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - Thành phố Thái Nguyên
(Nguồn: Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh, Giáo trình cơ sở môi trường không khí, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)
Trong đó:
- C: Nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 1 giờ (mg/m3);
- Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích.
- Es = M/(LxW) (mg/m2.s);
- M: Tải lượng khí thải (mg/s)
- U: Tốc độ gió thổi vuông góc với một cạnh của hộp không khí (m/s).
- H: Chiều cao xáo trộn;
- L. W: Chiều dài vào chiều rộng của hộp khí (m).
Bảng 16: Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp của tiểu dự án
TT Công trình Tổng tải lượng bụi (kg) Thời gian thi công (ngày) Tải lượng (kg/ngày) Hệ số phát thải bụi bề mặt (g/m2/ngày) Nồng độ trung bình 1h (mg/m3) QCVN 05:2013/ BTNMT (mg/m3) 1
Khu tái định cư khu dân cư số 3, xã Huống Thượng
16.2 150 0.72 0.00322 0.047 0.30
2
Khu tái định cư khu dân cư tổ dân phố Nhị Hòa, phường Đồng Bẩm
9.3 150 0.45 0.00153 0.025 0.30
3
Khu tái định cư khu dân cư tổ 13, phường Túc Duyên
18.3 150 0.78 0.00343 0.51 0.30
Ghi chú:
- Tổng tải lượng bụi (kg) = E x tổng lượng đất đá đào đắp, san gạt
- Tải lượng (kg/ngày) = Tổng tải lượng bụi (kg)/Thời gian thi công (ngày).
- Hệ số phát thải bụi bề mặt = Tải lượng (kg/ngày)/Diện tích khu vực công trường (m2).
- Nồng độ trung bình 1h (mg/m3) = Tải lượng (kg/ngày)/24h/Thể tích dự kiến tác động (m3). Trong đó, Thể tích tác động được ước tính bằng diện tích tác động có thể bị tác động lên tới độ cao 3.0m).
Kết quả tính toán từ công thức thực nghiệm cho thấy, nồng độ bụi trung bình 1h tại các khu vực thi công các hạng mục công trình đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1h). Mặc dù vậy, kết quả được phát thải trên toàn bộ diện tích thi công, do đó việc thi công đào đắp cục bộ, nồng độ bụi phát sinh có thể vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Đối tượng tác động do bụi chủ yếu là: (i) các hộ dân cư sinh sống xung quanh khu tái định cư; (ii) Công nhân thi công tại khu vực công trường; (iii) thảm thực vật, cây cối xung quanh khu tái định cư. Bụi do quá trình đào đắp nếu không áp dụng các biện pháp giảm thiểu sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân và tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng tới
Xây dựng các khu tái định cư phục vụ Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - Thành phố Thái Nguyên
sức khoẻ cộng đồng: các bệnh về mắt, phổi do hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí cao hơn bình thường.
Mặc dù vậy, tác động do bụi từ quá trình san nền được đánh giá ở mức NHỎ do:
- Thời gian thi công tại từng vị trí không kéo dài (khoảng 5 tháng), hơn nữa khu vực thi công có mặt bằng thoáng và nhiều cây cối xung quanh.
- Các hoạt động sam nền phần lớn diễn ra tại các khu vực đất nông nghiệp và các hoạt động san gạt diễn ra với quy mô nhỏ.
- Mức độ phát tán của bụi: cục bộ tại vị trí đào đắp, không phát tán rộng do kích thước hạt lớn và có nhiều cây cối xung quanh khu vực thi công. Nồng độ phát tán của bụi giảm rất nhanh theo khoảng cách.
Các biện pháp giảm thiểu sẽ được đề cập tại các chương tiếp theo sẽ giảm tối đa tác động của bụi tới môi trường không khí xung quanh cũng như người dân địa phương gần khu vực dự án.
b) Bụi và khí thải do hoạt động của các thiết bị thi công
Công tác thi công các hạng mục thuộc tiểu sự án sẽ phải sử dụng các máy móc và thiết bị. Hầu hết các thiết bị chạy bằng diesel, vì vậy quá trình hoạt động sẽ gây ra chất ô nhiễm như: bụi, CO, SO2, NOx… Khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị trên công trường phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của máy móc thiết bị và phương pháp thi công.
Theo phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường nhanh của WHO năm 1993, hệ số khí thải của phương tiện chạy bằng diesel sử dụng trong xây dựng (% S = 0.05%). Dựa trên các hệ số phát thải chất ô nhiễm liệt kê trong bảng dưới đây, lương nhiên liệu trung bình các thiết bị máy móc tiêu thụ cho hoạt động trên công trường, lượng chất ô nhiễm được ước tính như sau:
Bảng 17: Lượng chất ô nhiễm của một vài phương tiện hoạt động trong quá trình thi công
TT Thiết bị, máy móc Số lượng Định mức tiêu thụ nhiên liệu (lít/8 h)*
Lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) SO2 NOx CO VOC 1 Máy đào 1,6m3 1 46.50 0.162 1.949 2.923 0.422 2 Xe ủi ≤ 140CV 4 82.62 0.289 3.462 5.193 0.750 3 Máy phát điện 1 37.80 0.198 10.89 5.544 2.376 4 Xe tải 6 38.00 0.133 7.298 3.715 1.592
5 Máy trộn bê tông 3 75.62 0.198 2.377 3.565 0.515
6 Xe lu 2 3.06 0.008 0.096 0.144 0.021
Chú ý: (*)Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá máy móc thiết bị cho thi công công trình. Trọng lượng riêng của diesel: 0,873kg/lít
Nhìn chung, nồng độ khí thải phát sinh do phương tiện thi công trên công trường được đánh giá là Nhỏ và đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân thi công trên công trường và một số hộ dân sinh sống lân cận khu tái định cư… Các tác động mang tính cục bộ tại vị trí thi công với bán kính khoảng 50-100m từ điểm thi công. Thời gian tác động trực tiếp trong suốt quá trình thi công, tuy nhiên chủ yếu tập trung khoảng 8-10 tiếng trong ngày. Tác động được đánh giá là NHỎ và có thể giảm thiểu được thông qua ESCOPs.
c) Bụi và khí thải do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và đổ thải
Quá trình vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu từ các khu vực cung ứng đến vị trí công trình hoặc quá trình vận chuyển chất thải rắn dư thừa từ các công trình đến khu vực đổ thải chủ yếu đi qua
Xây dựng các khu tái định cư phục vụ Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - Thành phố Thái Nguyên
tuyến đường nội bộ khu vực tiểu dự án, đường bê tông xi măng, đường nhựa và tuyến tỉnh lộ 292, quốc lộ 37. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và đổ thải phát sinh bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển (các loại khí thải chủ yếu từ các động cơ gồm CO, SO2, NO2). Bụi và khí thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân vận chuyển và người dân sinh sống dọc các tuyến đường vận chuyển. Các tác động do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và đổ thải gồm:
- Bụi và khí thải phát sinh sẽ làm cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân, người tham gia giao thông và dân cư sinh sống dọc tuyến đường vận chuyển và đổ thải.
- Quá trình vận chuyển có thể gây ắc tắc giao thông, an toàn giao thông, ảnh hưởng tới các hoạt động đi lại của người dân.
- Ảnh hưởng tới các hoạt động buôn bán, sinh hoạt của người dân dọc các tuyến đường vận chuyển và đổ thải.
- Vật liệu không được che chắn, rơi vãi trong quá trình vận chuyển gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới các điều kiện vệ sinh môi trường dọc tuyến đường vận chuyển. Mức độ tác động của bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quãng đường vận chuyển, loại động cơ, dung tích động cơ, loại và lượng nhiên liệu sử dụng, sự hoạt động của không khí, chất lượng đường xá,… Tiểu dự án sử dụng xe có trọng tại 7 tấn để vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình. Dự kiến thời điểm cao nhất sẽ có từ 5 - 10 lượt xe/ngày vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trường với khoảng cách di chuyển trung bình là 5.0km. Do đó, tác động do bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển được đánh giá ở mức độ Trung bình do: (i) Nồng độ bụi và khí thải phát sinh không lớn, tuy nhiên mật độ dân cư sinh sống dọc theo vị trí thi công lớn; (ii) Các đoạn tuyến được thi công cuốn chiếu, thời gian thi công ngắn khoảng 5 tháng; (iii) Bụi và khí thải do quá trình vận chuyển có thể kết hợp với bụi và khí thải của các phương tiện giao thông hằng ngày, cùng với thời tiết nắng nóng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân sinh sống dọc theo tuyến đường (khoảng cách từ tuyến đường tới nhà dân dao động từ 5 đến 50m); (iv) Tác động xảy ra trong suốt quá trình thi công các hạng mục công trình, giảm dần cho đến khi vận hành công trình. Tác động tập trung trong khoảng 8-10 giờ/ ngày. Các tác động do bụi và khí thải có thể giảm thiểu được thông qua việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong ESCOPs.
2. Tiếng ồn
Trong giai đoạn thi công tiểu dự án, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn:
- Hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, chất thải rắn dư thừa;
- Hoạt động san nền, thi công cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, cây xanh, ánh sáng;
- Hoạt động của trang thiết bị thi công tại công trường.
Tiếng ồn tác động chủ yếu tới công nhân thi công, người dân sinh sống lân cận khu vực dự án và dọc tuyến đường vận chuyển. Cường độ ồn cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân trên công trường, làm cho họ kém tập trung tinh thần, dễ dẫn đến tai nạn lao động.
Theo QCVN 26:2010/BTNMT, mức ồn lớn nhất cho phép là 70dBA trong khu vực sản xuất và mức ồn thấp nhất là 45dBA tại các trung tâm y tế, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học từ 21h đến 6h sáng. Đối với khu dân cư, mức ồn tối đa cho phép không được vượt quá 70dBA. Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp san gạt, phương tiện giao thông thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy ủi, lu lèn, đầm nén, xe trộn bê tông, máy xúc, xe tải... cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Dự báo mức độ ồn phát sinh do một số máy móc, thiết bị thi công chính được trình bày trong bảng dưới đây.
Xây dựng các khu tái định cư phục vụ Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - Thành phố Thái Nguyên
Bảng 18: Mức ồn phát sinh do các máy móc dùng trong thi công
TT Máy móc, thiết bị Mức ồn (dBA) cách nguồn 1,5m
1 Máy ủi 93
2 Máy đầm nén (xe lu) 72 – 74
3 Máy xúc 72 – 84
4 Máy trộn vữa 72 – 93
5 Máy đào đất, máy san 80 – 93
6 Máy trộn bê tông 75 – 88
7 Bơm bê tông 80 – 83
8 Máy đầm bê tông 85
9 Máy phát điện 72 – 83
10 Xe tải 72 – 83
11 Máy hàn 75-80
12 Máy bơm nước 80-84
(Nguồn: Uỷ ban BVMT Hoa Kỳ - Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31/12/1971)
Tuy nhiên, mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách và được xác định theo công thức: Lp=Lp(X0) + 20log10(X0/X)
Trong đó:
- Lp(X0): mức ồn cách nguồn 1.5m (dBA);
- X0 = 1.5m;
- Lp(X): Mức ồn tại vị trí tính toán (dBA);
- X: Vị trí tính toán (m).
Mức ồn tối đa theo khoảng cách do hoạt động của thiết bị thi công được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 19: Mức ồn tối đa theo khoảng cách
TT Máy móc, thiết bị Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA) Mức ồn cách nguồn 15m (dBA) Mức ồn cách nguồn 30m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) Mức ồn cách nguồn 100m (dBA) Mức ồn cách nguồn 200m (dBA) Min Max Min Max Min Max Min Max Min Max
1 Máy ủi 93 73.0 67.0 62.5 56.5 50.5
2 Máy đầm nén (xe lu) 72-74 52.0 54.0 46.0 48.0 41.5 43.5 35.5 37.5 29.5 31.5
3 Máy xúc 72-84 52.0 64.0 46.0 58.0 41.5 53.5 35.5 47.5 29.5 41.5
4 Máy trộn vữa 72-93 52.0 73.0 46.0 67.0 41.5 62.5 35.5 56.5 29.5 50.5
5 Máy đào đất, máy san 80-93 60.0 73.0 54.0 67.0 49.5 62.5 43.5 56.5 37.5 50.5 6 Máy trộn bê tông 75-88 55.0 68.0 49.0 62.0 44.5 57.5 38.5 51.5 32.5 45.5
7 Bơm bê tông 80-83 60.0 63.0 54.0 57.0 49.5 52.5 43.5 46.5 37.5 40.5
8 Máy đầm bê tông 85 65.0 59.0 54.5 48.5 42.5
9 Máy phát điện 72-83 52.0 62.5 46.0 56.5 41.5 52.0 35.5 46.0 29.5 40.0
Xây dựng các khu tái định cư phục vụ Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - Thành phố Thái Nguyên TT Máy móc, thiết bị Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA) Mức ồn cách nguồn 15m (dBA) Mức ồn cách nguồn 30m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) Mức ồn cách nguồn 100m (dBA) Mức ồn cách nguồn 200m (dBA) Min Max Min Max Min Max Min Max Min Max
11 Máy hàn 75-80 55.0 60.0 49.0 54.0 44.5 49.5 38.5 43.5 32.5 37.5
12 Máy bơm nước 80-84 60.0 64.0 54.0 58.0 49.5 53.5 43.5 47.5 37.5 41.5
QCVN 26:2010/BTNMT (6-21h) 70 dBA
Theo kết quả tính toán tại Bảng 19, mức ồn tại khoảng cách 30m của các phương tiện, thiết bị thi công đều nằm trong giới hạn cho phép (<70dB). Độ ồn càng giảm khi khoảng cách thi công càng cách xa khu vực bị ảnh hưởng. Trong các nguồn gây ồn trên, đáng kể nhất là tiếng ồn di