- Có các biến chứng như chảy máu sau mổ, áp xe trong ổ bụng, VPM Sau mổ do rò manh tràng, phải mổ lại hay bệnh nhân tử vong
3.7 Biến chứng sau mổ Bảng 3.16 Biến chứng sau mổ
Bảng 3.16 Biến chứng sau mổ Biến chứng n Tỷ lệ % Nhiễm trùng lỗ Trocar 5 4,8 Áp xe tồn dư 7 6,7 Sốt 25 50,4 Nghi rò manh tràng 1 0,9 Không có biến chứng 65 63,1 Tử vong 0 0 Tổng 103 100
Nhận xét: -Đa số các trường hợp không có biến chứng sau mổ, chiếm tỷ lệ 63,1%
-Có 01 trường hợp nghi dò manh tràng sau mổ, chiếm tỷ lệ 0,9%
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tốt Trung bình Yếu
Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Một số đặc điểm về dịch tễ học
4.1.1 Tuổi
Trong 103 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thấp nhất là 17 tuổi, tuổi cao nhất là 83 tuổi. Theo nghiên cứu tại (Bảng 3.1) thì tỷ lệ VPMRT hay gặp nhất là từ 30-49 tuổi.
-Tuổi 30 đến 50 tuổi có 45 BN (43,6%), nhóm BN trên 70 tuổi ít gặp hơn.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu các đối tượng ≥15 tuổi, tuy nhiên ở lứa tuổi dưới 15 ít gặp VRT hơn, song tỷ lệ VPM lại cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (1995) [2]
4.1.2 Giới
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ VPMRT ở nữ là 51% và ở nam là 49%, sự khác nhau giữa hai tỷ lệ này tương đối bằng nhau. Một số tác giả khác như Đỗ Minh Đại (2004) cho thấy tỷ lệ VPMRT ở nam là 61,7% và ở nữ là 38,28% [4].
Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam VPMRT ít hơn nữ, còn tác giả khác lại gặp VPMRT ở nam cao hơn ở nữ, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
4.1.3 Nghề nghiệp
Nhân dân, nghề tự do có tỷ lệ VPMRT (63,1%) cao hơn rất nhiều so với các trường hợp là học sinh và sinh viên, cán bộ hưu. Đó là những người có nghề nghiệp lao động tự do, ở nhà…
Điều này cho thấy công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu về bệnh VRT mà làm tốt sẽ giảm được tỷ lệ VPMRT ở các đối tượng có trình độ văn hoá trung bình và thấp.
4.1.4 Địa dư
Nghiên cứu cho thấy đa số các bệnh nhân VPMRT lại ở các bản, xã chiếm tỷ lệ cao (91%). Trong khi đó BN ở thị trấn, thành thị, huyện chỉ chiếm 9%, đặc điểm này cho thấy bệnh nhân VRT ở khu vực bản xã còn cao hơn so với thị trấn, thành thị. Do sự hiểu biết về bệnh còn hạn chế, BN thường hay đến bệnh viện muộn.
4.2 Đặc điểm lâm sàng
4.2.1 Thời gian từ khi bệnh nhân xuất hiện đau bụng đến khi được mổ
Trong nghiên cứu (Bảng 3.3) cho thấy bệnh nhân đau bụng 2 ngày mới được chẩn đoán và mổ là 81 trường hợp (78,6%), có thể lúc đầu chưa đau nhiều, BN còn chịu đựng được hoặc đi khám tại y tế cơ sở chưa chẩn đoán được, khi đau nhiều BN mới đến khám hoặc do áp lực công việc, học tập nên BN cố chịu đựng không đi khám ngay. Khi đến cơ sở ngoại khoa thì đã muộn. Có 18 trường hợp (17,4%) BN đau bụng từ 2-4 ngày mới được mổ, số này qua thống kê chúng tôi thấy phần lớn phần lớn đã qua khám bệnh ở các trạm y tế xã, phường và được chẩn đoán là RLTH, viêm đại tràng, cơn đau dạ dày… hoặc một số BN nữ đã khám sản phụ khoa và cho điều trị nhưng không đỡ mới chuyển đi khám ngoại.
4.2.2 Triệu chứng cơ năng
Đau bụng là dấu hiệu quan trọng và có ở tất cả các BN bị VPMRT. Lúc đầu BN có thể đau thượng vị, quanh rốn sau đó khu trú xuống HCP, nếu BN chưa được mổ đau sẽ tiếp tục sẽ tăng mạnh. Theo Nguyễn Đình Hối (1998) nhận xét; đối với VPMTT thì triệu chứng đau ngày một tăng lên không còn khu trú ở HCP nữa mà lan ra khắp bụng, đối với VPMKT thì đau chủ yếu ở HCP và nửa bụng phải [7].
Kết quả nghiên cứu cho thấy đau HCP và đau nửa bụng phải là 66%, đau khắp bụng là 6,7%
4.2.3 Triệu chứng toàn thân
Hội chứng nhiễm trùng toàn thân trong VPMRT là thường xuyên có xong mức độ tuỳ thuộc vào cơ địa từng người vào thể bệnh và thời gian bị bệnh.
Các triệu chứng là sốt, môi khô lưỡi bẩn, thở hôi mạch nhanh, vẻ mặt VPM, nặng có thể truỵ tim mạch do nhiễm độc.
Đỗ Đức Vân thống kê thấy các triệu chứng toàn thân của VPMRT là lưỡi bẩn 45%, sốt trên 380C là 50%.
Theo Nguyễn Đình Hối hội chứng nhiễm trùng tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân càng đến muộn [7].
Trong nghiên cứu (Bảng 3.5) có 66% trường hợp có môi khô, lưỡi bẩn, 14,5% trường hợp sốt từ 37,50C đến 38,50C, chỉ có 8% trường hợp sốt cao trên 38,50C.
4.2.4 Triệu chứng thực thể
Theo tác giả Frexinos J. các triệu chứng thực thể của bệnh nhân VPMRT là: đau HCP sau lan ra khắp bụng, co cứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc, tăng cảm giác da, chọc dò ổ bụng có mủ, thăm trực tràng túi cùng Douglas phồng và đau.
Theo Đỗ Minh Đại [10] triệu chứng thực thể của VPMRT là: Bụng chướng; 32- 53%, co cứng thành bụng; 20 - 25%, cảm ứng phúc mạc; 30%, phản ứng thành bụng; 40 - 60%, thăm trực tràng đau 35 - 57%
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.6) phản ứng thành bụng HCP và co cứng nửa bụng phải gặp 73,7% trường hợp; cảm ứng phúc mạc gặp 17,4%
Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Minh Đại [10], và đây là những dấu hiệu quan trọng được gọi là "bụng ngoại khoa" để chỉ định mổ cấp cứu.