Kết quả điều trị

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở người lớn bằng phương pháp phẫu thuật nội soi (Trang 41 - 43)

- Có các biến chứng như chảy máu sau mổ, áp xe trong ổ bụng, VPM Sau mổ do rò manh tràng, phải mổ lại hay bệnh nhân tử vong

4.4Kết quả điều trị

4.4.1 Số lượng trocart

Qua kết quả điều trị 103 bệnh nhân VPM do VRT bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng, (96%) số trường hợp chúng tôi sử dụng 3 trocart chỉ có 4% trường hợp phải mở thêm lỗ trocart thứ 4 để bóc tách vén ruột tìm ruột thừa.

4.4.2 Vị trí đặt trocart

Đa số các trường hợp chúng tôi đặt 3 trocart ở (Rốn, HCP và HCT) (98,0%).

Theo nguyên tắc chung của PTNS vị trí trocart chính để đặt ống soi là ở rốn, 2 trocart còn lại cách chỗ mổ khoảng 15cm và tạo thành 1 góc 300 đến 600 so với trục của ống kính và góc lý tưởng giữa trục của hai dụng cụ mổ là từ 600

đến 1200, Trần Bình Giang [4].

Nếu là VPMKT vị trí trocart có thể ở HCP và HCT nhưng thấp hơn để tăng giá trị thẩm mỹ khi thành sẹo.

Có 2 trường hợp (1,9%) đặt trocart ở Rốn+ HCP+HCT+ MSP

4.4.3 Xử lý ổ bụng

Đây là khâu quan trọng để điều trị VPM

Thông thường khi quan sát ổ bụng, nếu thấy có nhiều dịch đục, mủ chúng tôi dùng máy hút hút bớt dịch tối đa trước khi cắt RT.

Trong nghiên cứu này (73,7%) trường hợp chúng tôi phải rửa ổ bụng bằng Dung dịch Natriclorit 0,9%

Có 26,2% trường hợp chúng tôi nhận thấy có dịch đục và số lượng ít, chỉ cần hút và lau ổ bụng bằng gạc là đủ, không cần rửa bụng.

4.4.4 Dẫn lưu ổ bụng

Qua nghiên cứu tại (Bảng 3.11) cho thấy tổng số các trường hợp phải đặt 1 dẫn lưu ổ bụng là 67,9%. Còn 26,2% trường hợp khác không cần đặt dẫn lưu. Số trường hợp đặt 2 dẫn lưu là 6 trường hợp (5,6%) dẫn lưu đặt chủ yếu ở Douglas và ở HCP và góc Gan

4.4.5 Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ 1 ngày (69,9%) trong đó 80% bệnh nhân chỉ đau trong 1-2 ngày đầu, thời gian đau sau mổ phải dùng thuốc giảm đau là từ 1 - 3 ngày, 80% chỉ đau trong 1 - 2 ngày đầu

4.4.6 Thời gian rút ống dẫn lưu sau mổ

Tuỳ từng trường hợp bệnh lý VPM nặng hay nhẹ, dịch chảy ra sau mổ nhiều hay ít và yêu cầu chuyên môn của PTV mà ống dẫn lưu được chỉ định rút sớm hay muộn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy (bảng 3.13) đa số ống dẫn lưu được rút ở ngày thứ 4 sau mổ (56,5%), ngày thứ 5 là (15,7%).

4.4.7 Kháng sinh điều trị sau mổ

Tất cả các BN sau mổ VPMRT đều phải được điều trị kháng sinh, thuốc kháng sinh phải phối hợp một loại có hoạt phổ rộng như nhóm cefalosporin thế hệ III với một loại điều trị các vi khuẩn đường ruột như Metronidazone. Số trường hợp được tiêm truyền 03 loại kháng sinh kết hợp là 66 chiếm tỷ lệ (64,1%)

Một số tác giả như J. Styrud dùng cefazolin và metronidazone đường tĩnh mạch trong 3 - 5 ngày sau mổ [16].

4.4.8 Thời gian nằm viện sau mổ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 7 ngày, thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày, lâu nhất là 17 ngày, kết quả này cũng tương đương của Đỗ Minh Đại là 6,2 ngày [3].

Thời gian nằm viện sau PTNS giảm hơn đáng kể so với mổ mở do vết mổ nhỏ, các sang chấn trong ổ bụng ít và tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ rất thấp so với mổ mở. Trong khi vết thương mổ mở bị nhiễm trùng phải 2 - 3 tuần sau mổ mới có thể khâu lại da thì 2.

4.4.9 Kết quả sớm sau mổ

Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá kết quả sớm sau mổ đã được đặt ra, chúng tôi nhận thấy số BN đạt kết quả tốt là 85,4%, kết quả trung bình là 11,6% và kết quả yếu là 2,9%, không có tử vong. Cũng tương tự của tác giả Đỗ Minh Đại, kết quả tốt là 87,5%, kết quả trung bình là 11,4%, kết quả yếu là 3,1%, không có tử vong [3].

Như vậy PTNS rất an toàn và hiệu quả cao, so với mổ mở thì tỷ lệ biến chứng thấp hơn nhiều, thời gian nằm viện ngắn hơn, mức độ đau ít và ngắn hơn, chóng hồi phục sức khoẻ và mức độ người bệnh hài lòng cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở người lớn bằng phương pháp phẫu thuật nội soi (Trang 41 - 43)