- Có các biến chứng như chảy máu sau mổ, áp xe trong ổ bụng, VPM Sau mổ do rò manh tràng, phải mổ lại hay bệnh nhân tử vong
4.5 Biến chứng sớm sau phẫu thuật
Các biến chứng sớm sau mổ VPMRT bằng PTNS ổ bụng thường được nhắc đến trong các nghiên cứu là nhiễm trùng lỗ đặt trocar là 4,8%. Áp xe tồn dư trong ổ bụng là 6,7 %; còn các biến chứng dính ruột, tắc ruột sớm sau mổ, chảy máu trong ổ bụng hay thành bụng hầu như ít gặp. Biến chứng chung sau mổ của Đỗ Minh Đại là 6,25% [10].
Biến chứng áp xe tồn dư trong ổ bụng cũng hay được đề cập đến trong các nghiên cứu và có tỷ lệ gần như nhau,
Như vậy so với mổ mở điều trị VPMRT, phẫu thuật nội soi ổ bụng có tỷ lệ biến chứng chung rất ít, chỉ từ 2,3% đến 13%, trong khi đó mổ mở rất cao vì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ. Một trường hợp áp xe tồn dư ở HCP (7%) được phát hiện ngày thứ 3-4 sau mổ, phải mổ lại để bơm rửa và làm sạch dịch ổ bụng, kiểm tra gốc RT, lau rửa ổ dịch tồ dư và đặt lại ống dẫn lưu HCP + cùng đồ tiếp tục điều trị kết hợp nhiều nhóm kháng sinh, kết quả BN khỏi và ra viện sau 12 ngày.
Có 5 trường hợp nhiễm trùng lỗ trocart ở HCP nơi đặt ống dẫn lưu ổ bụng, có 3 trường hợp phải chuyển bệnh viện tuyến trên điều trị do nghi ngờ dò manh tràng (0,9%), và gia đình tự xin chuyển tuyến.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 103 bệnh nhân người lớn được chẩn đoán là VPM do VRT và được mổ bằng phương pháp PTNS ổ bụng tại Khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa Mai Sơn từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2021) với các đặc điểm:
-Tuổi: từ 15 đến 83 tuổi, tuổi hay gặp nhất từ 15 đến 50 tuổi. -Giới: nam và nữ gần bằng nhau.
-Nghề nghiệp: nhân dân, nghề tự do hay gặp hơn cán bộ và cán bộ hưu. -Địa dư: Đa số gặp các trường hợp ở vùng bản, xã.
Chúng tôi đưa ra một số kết luận sau đây:
1. Nhận xét về ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị VPM do VRT ở người lớn.
* Kết quả ứng dụng PTNS điều trị VPMRT
-Chỉ định:
+ PTNS có thể được chỉ định cho tất cả các trường hợp VPM do VRT như VPMTT, VPMKT hay Abces RT.
+ Chỉ định mổ thận trọng trong các trường hợp VPM toàn thể đến muộn có sốc nhiễm trùng, nhiễm độc hay bụng quá chướng, có bệnh lý toàn thân nặng, có mổ cũ lớn và phức tạp của ổ bụng.
-Chống chỉ định: các chống chỉ định tuyệt đối và tương đối của gây mê hồi sức để mổ nội soi.
-100% các trường hợp VPM do VRT trong đó: VPM toàn thể: 13,5%; VPM khu trú: 74,7%; áp xe RT: 11,6%.
+Thời gian rút ống dẫn lưu sau mổ trung bình: 04 ngày +Thời gian nằm viện trung bình: 7-10 ngày
+Thời gian dùng kháng sinh sau mổ trung bình 7-10 ngày
01 ca nghi nghờ rò manh tràng (0,9%). +Tử vong: không
Như vậy PTNS ổ bụng để điều trị VPM do VRT có kết quả tốt, nhiều ưu điểm, có độ an toàn và hiệu quả cao, ít biến chứng, chóng khỏi, thời gian nằm viện ngắn.
2. Đánh giá kết quả PTNS điều trị VPMRT ở người lớn tại bệnh viện Mai Sơn từ tháng 10/2020-10/2021.
Trong một năm qua chúng tôi đã mổ nội soi cho 103 bệnh nhân VPM do VRT tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Mai Sơn; có 50 nam và 53 nữ tuổi từ 17 đến 83. Trong đó có 14 ca VPMTT, 77 ca VPMKT và 12 ca áp xe ruột thừa.
Tỷ lệ thành công của phẫu thuật nội soi điều trị VPM do VRT: 98% Như vậy PTNS ổ bụng để điều trị VPM do VRT có tính khả thi cao.
Kết quả sớm: + Tốt: 76,6% + Trung bình: 21% + Xấu: 2,9%
- PTNS ổ bụng để điều trị VPM do VRT ở người lớn trong 01 năm tại Bệnh viện Mai Sơn có tính khả thi cao, tỷ lệ thành công cao, hiệu quả tốt, không có trường hợp nào tử vong, tỷ lệ biến chứng sau mổ nhất là biến chứng nhiễm trùng sau mổ rất ít và không gặp tắc ruột sớm sau mổ trong nghiên cứu, thời gian nằm viện ngắn, trung bình 7- 10 ngày, sớm trả người bệnh về với lao động sản xuất và học tập.
Đây là một thành công trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào điều trị một bệnh lý nặng hay gặp trên lâm sàng; góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh cho nhân dân.
KIẾN NGHỊ
Do phong tục tập quán của người dân còn mang tính chất địa phương truyền thống, một số người dân tộc thiểu số khi xuất hiện những triệu trứng đau bụng còn ở nhà cúng bái. Nên khi đến bệnh viện các triệu chứng đã nặng. Vì vậy, vấn đề tổ chức tuyên truyền về bệnh, giáo dục sức khỏe đến từng xã, từng bản là thực sự và rất cần thiết.
Bên cạnh đó người bệnh khi đi khám bệnh và điều trị không có đủ kinh tế, vì một số xã không được cấp thẻ khám chữa bệnh, người dân sợ đến bệnh viện mất nhiều kinh phí.
Vì thế chúng tôi cũng mong muốn có nhiều người dân trên địa bàn huyện có được sự hỗ trợ khám bệnh từ bảo hiểm y tế nhiều hơn nữa, để người dân không phải chi trả những chi phí cao khi phẫu thuật nội soi.