Mối liên quan giữa khả năng hồi phục sau mổ và một số yếu tố

Một phần của tài liệu Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn từ tháng 012021 đến tháng 102021 (Trang 26 - 29)

Bảng 3.12: Mối liên quan giữa khả năng hồi phục sau mổ và một số yếu tố

Đặc điểm

Khả năng phục hồi vết mổ

Phục hồi tốt Phục hồi kém hơn

n % n % Giới Nam 92 83% 19 17% Nữ 66 62% 41 38% Tuổi < 30 77 86% 13 14% 30 - 45 65 89% 8 11% > 45 37 67% 18 33% Bệnh kết hợp Có 89 66% 46 34% Không 74 89% 9 11% Phát hiện bệnh sớm Có 108 93% 8 7% Không 68 67% 34 33% Sự hiểu biết về bệnh của bệnh nhân và gia đình Có 110 87% 17 13% Không 91 100% 0 0%

Có mối liên quan giữa khả năng hồi phục vết mổ với giới tính. Những BN nam có khả năng hồi phục vết mổ tốt hơn BN nữ.

Có mối liên quan giữa khả năng hồi phục vết mổ với độ tuổi BN. Những BN ở độ tuổi dưới 30 và nhóm tuổi 30 - 45 có khả năng hồi phục cao hơn so với nhóm tuổi trên 45 tuổi.

20

Có mối liên quan giữa khả năng hồi phục vết mổ với bệnh kết hợp. Những BN có yếu tố bệnh kết hợp thì khả năng hồi phục vết thương kém hơn so với BN không có yếu tố bệnh kết hợp.

Có mối liên quan giữa khả năng phát hiện bệnh sớm với khả năng hồi phục sau mổ. Những BN được phát hiện bệnh sớm có khả năng hồi phục tốt hơn so với những BN phát hiện bệnh muộn.

21

CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số 218 bệnh nhân được tiến hành điều tra nghiên cứu có 111 bệnh nhân nam ( chiếm 51%) và 107 bệnh nhân nữ (chiếm 49%) được chẩn đoán VRT và điều trị bằng phương pháp mổ nội soi. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hà Văn Quyết, Đỗ Kim Sơn, Ngô Việt Thành, Nguyễn Tòng… [10], [11], [12], [13] và một số nghiên cứu ở các nước châu Âu với tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Huy tại Việt Nam tỷ lệ BN nữ mắc VRT rất thấp đối với nam giới chỉ chiếm 1/3 số BN nam giới mắc bệnh.

Chúng tôi nhận thấy rằng, nam giới thường chủ quan xem thường bệnh tật, ỷ lại vào sức khỏe vốn có hoặc vì quá bận rộn với công việc nên khi khởi phát bệnh thường cố gắng chịu đựng đến khi xong việc thì RT thường đã vỡ mủ. Nhận xét này cũng phù hợp với ý kiến của Nguyễn Văn Khoa. Trần Văn Lâm khi nghiên cứu tình hình VTR tại phía Bắc và Hà Nội.

Xét theo tuổi, lứa tuổi dễ có khả năng mắc bệnh là thường nhỏ hơn 45 tuổi, tập trung chủ yếu ở thanh niên và người trưởng thành. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Chấn Phong (1997) tại Sa Đéc - Đồng Tháp cho rằng lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là tử 25 – 40 tuổi. Có thể giải thích hiện nay kinh tế phát triển làm cho mức sống được nâng cao nhưng do đòi hỏi của nếp sống mới của đô thị hóa công nghiệp hóa nên bữa ăn của cá nhân và gia đình không được chăm sóc chu đáo, rau quả không sạch tràn lan khiến cho mọi người khá dè dặt khi sử dụng rau quả.

Phân theo những tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là HS - SV (34%) và lao động tự do (30%). Như đã nói ở trên do môi trường làm việc công nghiệp hóa đã khiến mọi người ít quan tâm tới bữa ăn của mình, bữa sáng và trưa thường ăn qua loa, ăn thức ăn nhanh với làm lượng cao chất đạm, chất béo, ít chất xơ. Bên cạnh đó do điều kiện kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình, áp lực học tập nên đối

22

tượng HS - SV thường sử dụng thức ăn nhanh như: mì tôm, bánh mì… không bổ sung thêm chất xơ gây mất cân đối trong chế độ dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn từ tháng 012021 đến tháng 102021 (Trang 26 - 29)