Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng vết mổ với vị trí mổ. Những BN có vị trí mổ bất thường (sau manh tràng góc gan, sau hồi tràng, ở túi cùng Donglas… ) có tình trạng vết mổ xấu hơn so với những BN có vị trí ruột thừa bình thường. Điều này có thể hiểu là vị trí ruột thừa thay đổi với tổn thương giải phẫu bệnh lý của ruột thừa và tỷ lệ dễ xảy ra biến chứng cao hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hùng Vĩ (2008) tại Tiền Giang.
Kết quả trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sự liên quan giữa thời gian được chỉ định mổ với tình trạng vết mổ. Những BN được chỉ định mổ sớm có kết quả vết mổ tốt hơn so với những BN được chỉ định mổ muộn. Những BN được chỉ định mổ muộn thường là các trường hợp VRT có triệu chứng mơ hồ, không điển hình khiến cho bác sĩ rất khó chẩn đoán xác định người, béo phì, thành bụng dầy, phụ nữ có thai với triệu chứng không rõ và vị trí đau bất thường, người già, trẻ nhỏ, người đang theo dõi bệnh lý bụng ngoại khóa.
Có mối liên quan giữa chế độ vận động sau mổ với tình trạng vết mổ. Những BN sau mổ có chế độ vận động sớm, nhẹ nhàng trước 24 giờ sau mổ có khả năng hồi phục cao hơn so với BN được chỉ định vận động tại giường muộn. Điều này có thể do vận động giúp cho BN được lưu thông máu tốt hơn khiến tình trạng vết mổ được cải thiện đáng kể.