Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH “Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” (Trang 25 - 28)

- Đất trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản kế hoạch được duyệt là 20,38 ha, thực hiện đến nay đã chuyển đổi được 20,38 ha đạt 100% chỉ tiêu được duyệt.

- Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản: kế hoạch được duyệt là 12,19 ha, thực hiện đến 31/12/2021 đạt 100% chỉ tiêu.

- Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng: chỉ tiêu được duyệt 21,76 ha, thực hiện đến 31/12/2021 được 8,01 ha, đạt 36,18% chỉ tiêu.

2.1.3. Đánh giá kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng ước đến 31/12/2020 31/12/2020

Bảng 05: Kết quả thực hiện đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng ước đến 31/12/2021 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Kết quả thực hiện (ha) Diện tích chưa thực hiện được (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 2,96 0,87 2,09 29,39 Trong đó:

Báo cáo thuyết minh tổng hợp 26 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Kết quả thực hiện (ha) Diện tích chưa thực hiện được (ha) Tỷ lệ (%) 1.1 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0,2 0,2 0 100,00 1.2 Đất nông nghiệp khác NKH 2,76 0,67 2,09 24,28

2 Đất phi nông nghiệp PNN 108,14 35,47 72,67 32,80

Trong đó:

1.1 Đất an ninh CAN 0,01 0,01

1.2 Đất cụm công nghiệp SKN 0,74 0,74

1.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 1,29 1,29

1.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 2,14 2,14 0 100,00

1.5 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 18,27 4,2 14,07 22,99

1.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 26,7 26,37 0,33 98,76

Trong đó:

Đất giao thông DGT 0,21 0,03 0,18 14,29

Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 0,06 0,06 0,00

Đất có di tích, lịch sử - văn hóa DDT 26,34 26,34 0 100,00

1.7 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,09 0,09 0 100,00

1.8 Đất ở tại nông thôn ONT 0,9 0,9 0,00

1.9 Đất ở tại đô thị ODT 0,9 0,9 0,00

1.10 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12,48 2,67 9,81 21,39 Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp năm Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp năm 2021 là 0,87 ha, đạt 29,39% so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt (2,09 ha). Trong đó: - Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích đất chưa sử dụng đưa vào mục đích nuôi trồng thủy sản năm 2021 là 0,2 ha, đạt 100% chi tiêu.

- Đất nông nghiệp khác: chỉ tiêu được duyệt là 2,76 ha, diện tích thực hiện được là 0,67 ha, đạt 24,28% chỉ tiêu.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 35,47 ha, đạt 32,80% chỉ tiêu (chỉ tiêu là 108,14 ha), diện tích chưa thực hiện được là 72,67 ha. Cụ thể các loại như sau:

- Đất an ninh: diện tích chưa thực hiện được là 0,01 ha;

- Đất cụm công nghiệp: diện tích chưa thực hiện được là 0,74 ha; - Đất thương mại dịch vụ: diện tích chưa thực hiện được 1,29 ha;

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: diện tích thực hiện được 2,14 ha, đạt 100% chỉ tiêu được duyệt.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: diện tích thực hiện được là 4,20 ha, đạt 22,99% chỉ tiêu được duyệt.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp 27

- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: trong năm 2021 đã chuyển 26,37 ha đất chưa sử dụng sang đất phát triển hạ tầng, đạt 98,76% chỉ tiêu (26,70 ha).

- Đất sinh hoạt cộng đồng: diện tích thực hiện được là 0,09 ha, đạt 100% chỉ tiêu;

- Đất ở tại nông thôn: diện tích chưa thực hiện được là 0,90 ha; - Đất ở tại đô thị: diện tích chưa thực hiện được là 0,90 ha;

- Đất phi nông nghiệp khác: diện tích chưa thực hiện được là 9,81 ha. Nguyên nhân việc thực hiện chuyển mục đích, thu hồi và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đạt tỷ lệ thấp là do việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương còn phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu thực tế chứ chưa đảm bảo được yếu tố vốn thực hiện. Mặt khác các công trình dự án trong kế hoạch thuộc lĩnh vực đầu tư công thì phụ thuộc vào nguồn vốn phân bổ của ngân sách nhà nước; các dự án của các doanh nghiệp, công trình vốn xã hội hóa còn nhiều vướng mắc về thủ tục, nên triển khai còn chậm chưa tận dụng hết tiềm năng đất đai của huyện, chậm lập dự án đầu tư, lập phương án thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều tồn tại nhất định, dẫn tới thời gian triển khai các dự án đôi khi phải kéo dài.

1.2. Đánh giá những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước trước

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên địa phương không thể chủ động nắm bắt được khả năng về vốn đầu tư, đặc biệt là những dự án có nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, dẫn đến tính khả thi của phương án kế hoạch sử dụng đất không cao. Nhiều công trình, dự án đăng ký thực hiện nhưng do không có vốn hoặc chậm làm thủ tục nên phải chuyển sang thực hiện vào năm sau hoặc là không thực hiện.

Do đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương còn phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu thực tế chứ chưa đảm bảo được yếu tố vốn thực hiện. Nên một số công trình trong kế hoạch sử dụng đất 2021 triển khai chậm, tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch đạt thấp.

Các công trình dự án trong kế hoạch thuộc lĩnh vực đầu tư công thì phụ thuộc vào nguồn vốn phân bổ của ngân sách nhà nước; các dự án của các doanh nghiệp, công trình vốn xã hội hóa còn nhiều vướng mắc về thủ tục, nên triển khai còn chậm chưa tận dụng hết tiềm năng đất đai của huyện.

Việc lập dự án đầu tư, lập phương án thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều tồn tại nhất định, dẫn tới thời gian triển khai các dự án đôi khi phải kéo dài.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp 28

Mặt khác trong năm 2021 do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 cũng là một trong những nguyên nhân mà đến nay một số công trình đến nay vẫn chưa thực hiện được.

1.3. Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước đất năm trước

Do một số chỉ tiêu đất phi nông nghiệp chưa thực hiện được nên diện tích một số chỉ tiêu đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng còn nhiều hơn so với kế hoạch được duyệt.

Huyện Bắc Sơn có các dự án phụ thuộc vào nguồn vốn từ trung ương hoặc các nhà đầu tư có năng lực tài chính, do đó các chỉ tiêu sử dụng đất của huyện không đạt là do các dự án công trình như trên đã đăng ký danh mục nhưng chưa triển khai.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn hạn chế, bị động, chưa có nguồn vốn để tạo mặt bằng đất sạch nhằm thu hút các nhà đầu tư, xây dựng hạ tầng đồng bộ để bán đấu giá quyền sử dụng đất ở tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Một số dự án chưa thể tiến hành giải phóng mặt bằng do cơ chế chính sách chưa phù hợp và do công tác thẩm định hồ sơ đất đai gặp nhiều khó khăn (do các hộ dân mua bán, trao đổi quyền sử dụng đất mà không làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất).

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành có liên quan đến sử dụng đất chưa đồng bộ.

Công tác tuyên truyền về Luật Đất đai mới, về đăng ký, thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm còn hạn chế nên có một số chủ đầu tư đã đăng ký thực hiện dự án không đúng đối tượng, không đủ điều kiện để thực hiện dự án.

Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn làm chậm tiến độ xây dựng nhiều công trình,… cũng làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH “Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)