Báo Người lao khổ, cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung kỳ, số 13, ngày 18-9-1930.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 27 - 28)

II. Đảng lãnh đạo quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)

3232 Báo Người lao khổ, cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung kỳ, số 13, ngày 18-9-1930.

của Xô viết trong quần chúng, để đến khi thất bại thì ý nghĩa Xô viết ăn sâu vào trong óc quần chúng và lực lượng của Đảng và Nông hội vẫn duy trì”33.

Khi chính quyền Xô viết ra đời cũng là lúc phong trào cách mạng lên tới đỉnh cao nhất. Từ cuối năm 1930, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, kết hợp thủ đoạn bạo lực với những thủ đoạn chính trị như cưỡng bức dân cày ra đầu thú, tổ chức rước cờ vàng, nhận thẻ quy thuận... Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị bắt, không còn lại một ủy viên nào34. “Các tổ chức của Đảng và của quần chúng tan rã hầu hết”35.

Tuy bị đế quốc và tay sai dìm trong máu lửa, nhưng cao trào cách mạng năm 1930-1931 là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nó đã “khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta; ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của mình...”36. Sự lãnh đạo của Đảng và khối liên minh công nông là những nhân tố chiến lược đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Cao trào bước đầu tạo ra trận địa và lực lượng cách mạng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước. Đặc biệt, “Xô viết Nghệ An bị thất bại, nhưng đã có ảnh hưởng lớn. Tinh thần anh dũng của nó luôn luôn nồng nàn trong tâm hồn quần chúng, và nó đã mở đường cho thắng lợi về sau”37.

Cao trào cũng để lại cho Đảng những kinh nghiệm quý báu “về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh của

3333 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, tr. 83.

3434 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, tr. 332.

3535 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr. 20.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w