II. Đảng lãnh đạo quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)
3636 Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới.
Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr. 38-39.
công nông với phong trào đấu tranh của nông dân, thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở nông thôn với phong trào cách mạng ở thành thị, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang v.v...”38.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10-1930
Tháng 4-1930, giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển, Trần Phú từ Liên Xô về nước. Tháng 7-1930, ông được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và tham gia chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương.
Từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng tức Hồng Kông (Trung Quốc), quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Thay cho Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam là Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương với các nội dung chính39:
Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
Về phương hướng chiến lược của cách mạng, Luận cương nêu rõ tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tính chất thổ địa và phản đế”. Sau đó sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.