Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb Văn Nghệ, Hà Nội, 1956, tr 119.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 60 - 61)

II. Đảng lãnh đạo quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)

44 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb Văn Nghệ, Hà Nội, 1956, tr 119.

55 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2006, tập 2, tr. 288. 2006, tập 2, tr. 288.

Ngày 2-9-1945, Lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Thay mặt Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Bản Tuyên ngôn nêu rõ:

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”6.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng lớn và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đó là thiên anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng, chứa chan sức mạnh và niềm tin, tràn đầy lòng tự hào và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giành và giữ nền độc lập, tự do.

Cách mạng tháng Tám nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam là phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, chính quyền thân Nhật rệu rã, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đó là kết quả và đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Đảng Cộng sản Đông Dương là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng. Đảng có đường lối chính trị đúng đắn, phương pháp cách mạng sáng tạo, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, bắt rễ sâu trong quần chúng, đoàn kết và thống nhất, quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w