2. Bố cục đề tà i
3.2.1 Biện pháp kỹ thuật
a. Biện pháp an toàn cho nhân viên
-Chính sách xoay vòng công việc: Nó đòi hỏi nhân viên di chuyển đến nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, sự di chuyển này phải thật sự hiệu quả, nơi nhân viên làm
những việc hoàn toàn khác nhau, những nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi sử dụng những cơ bắp khác nhau, tạo điều kiện cho những cơ bắp đã căng thẳng có điều kiện được phục hồi.
-Huấn luyện các quy trình làm việc để giảm thiểu các động thừa. -Huấn luyện các quy trình làm việc về an toàn lao động.
-Hướng dẫn các tư thế làm việc hợp lý cho nhân viên. -Đề cao tinh thần làm việc đồng đội , giúp đỡ lẫn nhau. -Nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân viên.
-Thiết kế trang phục gọn gàng, thuận tiện cho việc đi lại của nhân viên. b. Biện pháp che chắn an toàn
Sử dụng các thiết bị có che chắn an toàn nhằm mục đích cách ly vùng nguy hiểm đối với nhân viên nhà hàng và khách hàng như các vùng có điện áp cao, có các chi tiết chuyển động, những nơi người có thể rơi ngã như lan can ngoài ban công, các thiết bị điện nguy hiếm. Yêu cầu với các thiết bị che chắn này là :
-Phải thỏa mãn yêu cầu và quy định của tiêu chuẩn TCVN 4111- 89 đối với thiết bị che chắn.
-Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra. -Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị. -Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết.
c. Biện pháp sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa
Là các cơ cấu đề phòng sự cố thiết bị có liên quan tới điều kiện lao động an toàn của các nhân viên. Sự cố hỏng hóc thiết bị có thể do các nguyên nhân kỹ thuật khác nhau (như do quá tải, do bộ phận chuyển động quá vị trí giới hạn, do quá nhiệt, do tốc độ chuyển động hay cường độ dòng điện vượt quá giới hạn quy định, .. )
Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bị hoặc bộ phận máy khi có một thông số nào đó vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép. Không một máy móc thiết bị nào được coi là hoàn thiện và đưa vào sử dụng nếu không có các thiết bị phòng ngừa thích hợp. Trong nhà hàng cần sử dụng các hệ thống phục hồi khả năng làm việc như : rele đóng / ngắt điện , cầu dao điện,…
d. Biện pháp sử dụng các tín hiệu, báo hiệu an toàn
-Sử dụng các thiết bị phát tín hiệu báo trước để nhân viên và khách kịp đề phòng và kịp thời xử lý.
o Tín hiệu ánh sáng: màu đỏ là có điện nguy hiểm hay mức điện áp cao nguy hiểm, xanh là an toàn,…
-Biển báo phòng ngừa
o Cần có các bảng báo hiệu cho nhân viên và khách biết nơi nguy hiểm để cẩn thận khi qua lại hay cấm qua lại như:
o Bảng biển báo hiệu " Nguy hiểm chết người " khi tới gần ổ điện, " STOP ",... + Bảng biển cấm: " Khu vực cao áp , cấm đến gần ", " Cấm đóng điện, đang sửa chữa ! ", " Cấm hút thuốc lá ", ...
o Bảng hướng dẫn " Khu làm việc ", " Khu cách ly "
-Sử dụng các đồng hồ, dụng cụ đo lường để đo nhiệt độ, điện áp dòng điện đo áp suất, khí độc ánh sáng, nhiệt độ trong phòng nghỉ tại khách sạn.
e. Biện pháp trang bị phương tiện cá nhân
Mỗi nhân viên trong khách sạn đều có một đồng phục riêng cho mỗi nghiệp vụ.