2. Bố cục đề tà i
3.2.2 Biện pháp tổ chức
-Tổ chức sắp xếp chỗ làm việc hợp lý, tư thế thao tác thuận tiện, không gian làm việc thoải mái, vị trí tư thế thao tác thuận tiện.
-Nhà hàng nên sắp xếp nơi làm việc một cách hợp lý như: sắp xếp các đồ đạc, phân khu làm việc dễ nhìn, thuận tiện, bàn làm việc tạo sự thoải mái cho nhân viên.
-Bố trí sắp đặt trang thiết bị đảm bảo quy tắc an toàn, đảm bảo sự cố trên một máy không gây ra nguy hiểm cho các máy khác. Sắp xếp máy móc giữ khoảng cách an toàn với nhau, máy này được cách li với máy khác và có hộp bảo quản riêng. Đối với máy có thể gây ra nguy hiểm thì được đặt ở nơi biệt lập.
-Bố trí mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển an toàn, đường đi rộng, các đường vận chuyển chính trong nhà hàng không hoặc ít cắt nhau. Đường đi cần phải được bố trí một cách hợp lý, có thể lối ra và lối vào riêng để tránh va chạm, độ rộng của đường cũng phải hợp lý để có thể tránh nhau lúc cần thiết.
-Tổ chức tuyển dụng, phân công lao động, huấn luyện, giáo dục đúng cách, đạt yêu cầu; tổ chức huấn luyện đúng định kỳ, có nội quy an toàn vận hành thiết bị tại chỗ làm việc cho từng máy.
3.3.3 Biện pháp cá nhân người lao động
-Thực hiện thao tác, tư thế lao động phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Các thao tác khi thực hiện lao
động cần được quy định rõ ràng, khoa học, đảm bảo nguyên tắc an toàn. Phải luôn thay đổi tư thế, tránh giữ một tư thế quá lâu.
-Đảm bảo không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi giữa người và máy,... Không gian vận động phải được đảm bảo, để thực hiện thao tác tối ưu. Khoảng cách giữa người và máy móc hợp lý không quá xa để việc điều khiển khó khăn và không quá gần để có thể gây ra nguy hiểm.
-Đảm bảo điều kiện lao động thị giác thính giác, xúc giác,... Không gian làm việc phải dc đảm bảo là không có tiếng ồn, đủ ánh sáng, không hoặc ít có bụi.
-Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, căng thẳng hay đơn điệu.
-Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện mà trong quá trình lao động, người lao động được trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
-Người lao động, không phân biệt công dân Việt Nam hay người nước ngoài làm những công việc, những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại đều được người sử dụng lao động trang bị các phương tiện cá nhân cần thiết cho việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động có trách nhiệm sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân để tự bảo vệ mình như khẩu trang, khăn tay, ủng giày, và có trách nhiệm bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát.
-Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và phải kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lượng của các phương tiện đó.
-Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu nói trên.
3.3.4 Biện pháp y tế
-Bố trí cán bộ làm công tác y tế để thường trực theo ca làm việc và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả.
-Nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, dễ gây tai nạn lao động người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật y tế thích hợp đặt tại chỗ để cấp cứu kịp thời như thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, pháp đồ cấp cứu, bông, băng, gạc, kéo, kẹp Kose, hộp đựng dụng cụ, ga rô, cáng thương, mặt nạ phòng độc, xe để cấp cứu.
-Phải có phương án xử lý cấp cứu dự phòng các sự cố có thể xảy ra được cơ quan y tế địa phương chấp thuận như: cấp cứu nhiễm độc hoá chất, cấp cứu điện giật, cấp cứu vết thương, cấp cứu ngừng tim, ngừng hô hấp, cầm máu tạm thời, bất động gãy xương, cấp cứu bỏng do nhiệt, do hoá chất,...
-Người sử dụng lao động phải tổ chức luyện tập cho lực lượng cấp cứu và người lao động các phương pháp cấp cứu tại chỗ theo hướng dẫn của y tế.
-Phải có đủ nhà tắm, nơi rửa cho nhân viên. Sau khi làm việc, nhân viên phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, cấm ăn uống, hút thuốc nơi làm việc, trang bị các phòng tắm để nhân viên tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi làm việc tránh để bụi bẩn và các vi sinh vật có hại phát triển. Các nhà tắm cho nhân viên cần được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.
-Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên và khi tuyển dụng người lao động được khám sức khỏe khi tuyển dụng để bố trí công việc phù hợp. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, điều trị kịp thời, và làm các thủ tục để được đền bù nếu chẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp.
-Việc sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động thích hợp cũng là một biện pháp không thể thiếu trong bảo vệ và dự phòng sức khỏe nghề nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong nền kinh tế thị trường, muốn duy trì và phát triển sản xuất, muốn cạnh tranh thì phải đảm bảo an toàn la động, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao động và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những đau đớn về thể xác, tinh thần. Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, chi phí về y tế, giám định thương tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân của họ. Uy tín của khách sạn bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh sẽ bị gián đoạn gây tâm lý lo lắng, căng thẳng cho cả người sử dụng lao động và người lao động, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, thậm chí có thể bị phá sản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp,... xem nhẹ công tác đảm bảo an toàn lao động. Họ chưa thực sự thấy rõ ích lợi, thấy rõ được tầm quan trọng để đảm bảo công tác an toàn lao động. Có một thực tế đáng buồn là nhiều đơn vị thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động kiểu đối phó, tuy có trang thiết bị nhưng không tập huấn, không phân công người thực hiện hoặc không giao trách nhiệm cụ thể khiến công tác này bị bỏ lửng. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn lao động là vô cùng cần thiết và cần hoạt động thường xuyên nhằm giải quyết vấn đề an toàn lao động. Thực hiện và đảm bảo tốt công tác an toàn lao động sẽ tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động an tâm làm việc, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
[1]. Lê Thị Nga (2006), Giáo trình tổ chức kinh doanh nhà hàng, Hà Nội, Nxb Hà Nội Tài liệu báo chí, KLTN, các bài báo cáo.
[2]. Nguyễn Đình Hợp(2006), Giáo trình An toàn lao động, NXB Bưu điện – Hà Nội.
Tài liệu từ Internet
[3]. Khách sạn Belle Maison Parosand Đà Nẵng - do H&K Hospitality quản lý (2017),
https://bellemaisondanang.com, ngày 04/04/2021
[4].https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Luat-an-toan-ve-sinh-lao- dong-2015-281961.aspx, ngày 05/04/2021
Tài liệu từ khách sạn
[5]. Sơ đồ bộ máy tổ chức khách sạn Belle Maison Đà Nẵng, sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận nhà hàng khách sạn Belle Maison Đà Nẵng.
PHỤ LỤC
Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015
(Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Luat-an-toan-ve-sinh-
lao-dong-2015-281961.aspx)
Điều 7: Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động. 2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 16: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
5. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.
6. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
7. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
8. Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập:
...
Lớp:...
MSSV: ...
Chuyên ngành: ... Thời gian thực tập:... NỘI DUNG NHẬN XÉT: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày… tháng…năm…
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên thực tập:
...
Lớp:...
MSSV: ...
Chuyên ngành: ... Thời gian thực tập:... NỘI DUNG NHẬN XÉT: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày… tháng…năm…
Xác nhận của giảng viên phản biện