Chính sách về giá

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và một số GIẢI PHÁP NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY NON nước VIỆT (Trang 36)

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tâm lí khách hàng khi chọn mua sản phẩm của công ty. Đặc biệt với khách nội địa, giá cả phải đảm bảo được sự cạnh tranh với các đối thủ và đảm bảo các chi phí hoạt động, lợi nhuận của công ty.

Đối với các sản phẩm du lịch mới của công ty, nên áp dụng chính sách giá thâm nhập hoặc hớt váng để thăm dò phản hồi khách hàng, tạo sự tin tưởng, uy tín cho CTDL.

Linh động thay đổi, giảm giá trong các CTDL. Đối với các CTDL cho học sinh-sinh viên, phần lớn không yêu cầu chất lượng dịch vụ quá cao, có thể cắt giảm một số chi phí không cần thiết để giảm đi giá bán chương trình. Từ đó thu hút họ bằng CTDL giá rẻ.

Nghiên cứu định giá bán theo từng mùa du lịch, từng quý trong năm. Cụ thể như, quý 1 là mùa của lễ tết và các lễ hội truyền thống, khách hàng thường đề cao các sản phẩm với các hoạt động trải nghiệm, khám phá, vui chơi,.. thường không yêu cầu các dịch vụ với mức giá quá cao mà chỉ cần đảm bảo an toàn, vệ sinh nên có thể giảm bớt các chi phí không cần thiết để có mức giá thích hợp hơn.

Quý 2-3 thường là mùa du lịch trọng điểm của khách du lịch, công ty có thể bình ổn giá, xây dựng chính sách giá ổn định cho các tour nghỉ dưỡng, du lịch biển, đảo,... kèm theo các chương trình giảm giá 10% cho suất trẻ em khi đăng kí từ 4 người, tặng quà lưu niệm (mũ lưỡi trai, bút, móc khóa,.. có logo công ty). Những chính sách này có thể đem lại sự an tâm và cho khách hàng cảm thấy được ưu đãi của công ty dành cho khách hàng.

Quý 4 không phải là mùa du lịch cao điểm, nên giá của các nhà cung cấp sẽ ít có sự biến động, tăng cao. Công ty có thể tiến hành chính sách giảm giá như: đi 3 người tặng 1 suất miễn phí, tặng quà dành cho các cặp đôi hưởng tuần trăng mật, tặng quà cho các khách có sinh nhật trùng với chuyến đi, tặng phiếu giảm giá khi đi mua hàng hay sử dụng dịch vụ từ

các nhà cung cấp của công ty,...nhằm kích thích việc sử dụng sản phẩm du lịch của khách hàng mà vẫn có thể đảm bảo được chi phí tổ chức hợp lý, duy trì hoạt động ổn định, tạo lợi nhuận cho công ty.

Những chính sách thay đổi mức giá giúp công ty có thể linh hoạt, chủ động trong các thời kỳ thấp điểm mà vẫn đảm bảo được mục tiêu kinh doanh. Vào thời kì cao điểm thì các chính sách ưu đãi, cạnh tranh mà công ty dành cho khách hàng sẽ là công cụ hữu hiệu nhất, cho khách hàng cảm nhận sự quan tâm của công ty dành tặng. Làm giảm bớt các tác động do tính mùa vụ mang lại.

3.3 Chính sách phân phối

Do hạn chế từ kênh phân phối trực tiếp. Công ty nên mở rộng các chính sách phát triển kênh phân phối gián tiếp, cụ thể như:

Có thể xem khách hàng như một nhà phân phối, tặng phần trăm hoa hồng cho những khách hàng giới thiệu khách hàng tiếp theo tham gia mua CTDL của công ty như vậy vừa có thể mở rộng phân phối vừa tiết kiệm được chi phí quảng cáo và chi phí dành cho các đại lý lữ hành.

Mở rộng kênh phân phối giúp khách hàng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận sản phẩm thích hợp đồng thời tư vấn và giúp đỡ họ trong việc lựa chọn sản phẩm để đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra, kênh phân phối còn giúp công ty tạo thêm điểm bán, phân chia tập gấp,.. mở rộng quy mô, cũng như thu hút sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn.

Ngoài ra, công ty nên hợp tác chặt chẽ với các đại lý du lịch uy tín trong nước như: Vietravel, SaiGontourist,... để tiến hành các chương trình gửi khách cũng như tạo điều kiện để cho công ty có khả năng nhận những nguồn khách mới.

3.4 Chính sách xúc tiến - quảng cáo

Đối với các công ty kinh doanh lữ hành, việc quảng bá hình ảnh và thông tin sản phẩm đến với khách hàng là một trong những chính sách đáng lưu tâm nhất. Cần xây dựng chiến

lược quảng cáo thích hợp với từng loại thị trường, lộ trình phân chi phù hợp và ngân sách tài chính tương ứng.

Non Nước Việt hiện đang quảng cáo chủ yếu theo phương thức truyền thống. Do đó, nên đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trên Internet, đây là công cụ truyền tải hình ảnh, thông tin về các CTDL tới khách hàng một cách phổ biến, rộng rãi mà lại không cần phải trực tiếp đến tại văn phòng công ty.

Khai thác các đối tượng khách chưa biết đến thương hiệu của công ty thông qua các trang mạng xã hội như:

Facebook: liên tục cập nhật các sản phẩm, CTDL của công ty, hình ảnh thực hiện các

chương trình, đều đặn 1-2 lần/ngày. Tạo các video, hình ảnh sinh động, đặc sắc để làm nổi bật chương trình, có thể giúp khách hàng có cái nhìn chân thực, tạo sự tin tưởng vào các CTDL của công ty.

TikTok: là trang xã hội hiện đang được đông đảo giới trẻ yêu thích và có sức ảnh

hưởng rất lớn. Công ty có thể khuyến khích khác hàng đăng tải những video khi tham gia các CTDL đính kèm tên công ty. Khách hàng nào có lượt thích và chia sẻ nhiều sẽ được phiếu giảm giá 10-20% cho lần tham gia tour tiếp theo.

Đẩy mạnh chi phí chạy quảng cáo: cho chèn các thông tin về CTDL của công ty trên

bản tin, video luồng, xuất hiện tức thời,... của các trang mạng xã hội, tiếp cận khách hàng bằng cách chi trả chi phí cho nhà quảng cáo, hiển thị tự động quảng cáo theo các tiêu chí như: xác định hành vi, nhân khẩu học, sở thích đối tượng,.. Ví dụ, công ty có thể thu hút được tương tác từ 1.000-5.000 người, công ty sẽ chi trả cho Facebook mức giá từ 500.000- 1.000.000 đồng/tháng. Sử dụng hình thức này, công ty có thể chọn bất kì bài viết, hình ảnh nào mà công ty đã đăng và muốn quảng bá với người dùng sau đó thiết lập chi tiết về đối tượng (khu vực, giới tính, độ tuổi,...) Từ đó giúp cho việc xây dựng lượng khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Xây dựng phương án quảng cáo trên báo, tạp chí du lịch: để quảng cáo hình ảnh với các công ty cung cấp dịch vụ, các công ty đối tác, nâng cao hình ảnh, danh tiếng và sự uy tín của doanh nghiệp công ty có thể thuê các trang báo du lịch viết các bài quảng cáo về công ty và chất lượng thực hiện các CTDL của công ty.

Bán hàng trực tiếp: đào tạo các đợt chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên bán hàng tại

công ty. Nâng cao kỹ năng ứng xử, khéo léo khi trực tiếp gặp khách hàng, xử lí tình huống bất ngờ vì đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và mang lại lợi nhuận, nguồn khách cho công ty.

Về khuyến mại: vào các các thời điểm trái mùa, công ty nên tiến hành các hoạt động

tặng phiếu mua hàng, bốc thăm trúng thưởng, giảm giá trực tiếp để có thể thu hút nhiều khách hàng tham gia.

Hoạt động công chúng, tuyên truyền: kết hợp với các đối tác kinh doanh, các tổ chức

khác để thực hiện các hoạt động công ích xã hội để phổ biến và đem đến hình ảnh công ty đẹp hơn trong lòng khách hàng. Tổ chức các hoạt động tài trợ cộng đồng, các chương trình hướng nghiệp tại trường trung học, phổ thông thường xuyên có các hoạt động ngoại khóa cho học sinh trên địa bàn địa thành phố như: THPT Phan Chu Trinh, THPT Thái Phiên,.. phát tặng các vật dụng như bút bi, vở,.. có đính logo công ty cho các trường vùng sâu vùng xa, quyên góp cho các đồng bào bị sạt lở trong đợt bão vừa qua,.. để có thể đem những hình ảnh tốt đẹp ghi dấu trong lòng khách hàng.

Ngoài ra, công ty có thể quảng cáo hình ảnh, uy tín của mình thông qua việc thuê người có sức ảnh hưởng về mặt du lịch, các travel blogger như: Lê Hà Trúc, Phan Thế Anh, Nguyễn Trúc Lâm,... đều là những bạn trẻ có nhiều lượt theo dõi trên các trang mạng tạo nên các xu hướng và truyền cảm hứng từ các chuyến đi của mình. Họ sẽ tham gia CTDL của công ty, cập nhật những điểm đến, những bức hình và chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét khi tham gia trải nghiệm, khám phá các CTDl của công ty.

3.5 Các chính sách khác

Tổ chức, xây dựng các chính sách chăm sóc khách hàng sau khi trải nghiệm CTDL của công ty bằng cách khảo sát, trưng cầu ý kiến khách hàng. Cụ thể, sau khi kết thúc các CTDL, công ty sẽ xin những phản hồi từ khách về các dịch vụ cung ứng, các chương trình du lịch, thái độ phục vụ của nhân viên,... để có thể cải thiện những điểm yếu, khắc phục để xây dựng các CTDL khác tốt hơn.

Non Nước Việt đã hoạt động một thời gian dài, công ty nên có kế hoạch thay thế, bổ sung các cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị, máy móc đã cũ, hỏng,.. để nâng cao hiệu quả công việc cho nhân viên công ty và đem đến sự phục vụ hoàn hảo cho khách hàng.

Công ty cần quan tâm hơn các chính sách ưu đãi đành cho nhân viên. Khen thưởng bằng tiền hay quà tặng, bầu chọn nhân viên xuất sắc trong tháng,.. nhằm thúc đẩy tinh thần và động lực làm việc của nhân viên trong các ngày lễ, ngày nghỉ, dịp tết,..

KẾT LUẬN

Kinh doanh lữ hành là ngành kinh doanh tổng hợp. Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều yếu tố, bộ phận trong công ty, giữa công ty với các nhà cung cấp bên ngoài. Mà trong đó, hoạt động thu hút khách du lịch được coi là tiền đề cho việc đem đến lợi nhuận và triển hình ảnh của doanh nghiệp.

Ngành du lịch tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, với những lợi thế đang được phát huy rất tốt thì trong những năm tới đây, ngành du lịch sẽ lấy lại được vị thế sau khoảng thời gian bị tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid.

Hơn 10 năm hoạt động và phát triển, với những thế mạnh đã tạo dựng được thì Non Nước Việt sẽ tiếp tục tận dụng và từng bước tiếp cận, khai thác thị trường khách nội địa một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, Non Nước Việt cũng cần chú trọng đầu từ ở những mặt còn hạn chế, nghiêm túc xây dựng các chính sách phát triển, khắc phục những điểm yếu kém để có thể tạo ra những khác biệt, một công ty vững mạnh hơn trong tương lai.

Đề tài “Báo cáo kết quả thực tập và một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại công ty Non Nước Việt” đã phân tích một số nguyên nhân, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách để có thể thu hút nhiều lượng khách đến với công ty hơn.

Hy vọng rằng những nghiên cứu này có thể phần nào đóng góp vào việc cải tiến và xây dựng các chính sách phù hợp hơn trong thời gian sắp tới.

Trong quá trình nghiên cứu, được sự chỉ dẫn nhiệt tình từ thầy và các anh chị trong công ty, tham khảo qua nhiều sách báo song bài báo cáo của tôi vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đinh Trung Kiên (2006), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2]. Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Kiều Oanh (2014). Giáo trình tổng quan du lịch. Đà

Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

[3]. Nguyễn Văn Mạnh & Phạm Hồng Chương (2009). Giáo trình quản trị kinh doanh lữ

hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

[4]. Trang web của doanh nghiệp: http://nonnuocvietravel.com/

[5]. Mai Lộc (2020), Đà Nẵng: Trong tâm bão Covid-19 Đà Nẵng vẫn giữ vững ngôi vị top 1 điểm đến toàn cầu, https://dulichvietnam.com.vn/trong-tam-bao-covid-19-da-nang-giu- vung-ngoi-vi-top-1-diem-den-toan-cau.html ngày 18/03/2020.

[6]. Trung tâm thông tin du lịch (2020), Đà Nẵng: Khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng tăng 85% sau một tháng triển khai kích cầu du lịch, https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/33210 ngày 08/07/2020.

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và một số GIẢI PHÁP NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY NON nước VIỆT (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w