MÔ TẢ THEO PHẪU DIỆN (HÌNH ĐỒ CẮT ĐỨNG THEO TUYẾN)

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (NXB giáo dục 2006) hoàng chung, 117 trang (Trang 102 - 103)

Cùng với việc mô tả theo ô tiêu chuẩn cần phải làm mô tả theo phẫu diện, mô tả phẫu diện có ý nghĩa cực kì lớn với loại hình đồi núi, nó sẽ cho kết quả rất tốt về mối quan hệ giữa thực bì và địa hình. Trước tiên là việc chọn hướng đi sau khi xác định điểm xuất phát, theo địa bàn sẽ đi, ghi chép mọi sự biến đổi trên đường đi của lớp phủ thực vật đồng thời phải đo khoảng cách (bằng bước đi hay thước) và đánh dấu ranh giới của các quần xã (trên phẫu diện) đã gặp theo tuyến đi. Cũng cần ghi rõ độ dốc bằng độ. Nếu dùng ảnh chụp thì không cần phải ghi chi tiết mà chỉ ghi số lượng và bổ sung mô tả thêm bằng lời cho từng ô tiêu chuẩn, bảng mô tả phẫu diện.

Cần có số liệu ghi về khoảng cách và độc dốc của từng phẫu diện và các phẫu diện nên ghi tách biệt, ghi những đặc điểm thể hiện ra, các vi thực vật quần và dấu hiệu tạm thời (không bền về thời gian) của quần xã.

Khoảng cách (m, bước đi) Độ dốc (độ) Thực vật quần Những nét đặc trưng 0-30 5-10 Đất trống, chuyển sang đồng cỏ Echium vulgare Cop2

Falcaria vulgaris Cop1

Độ phủ đất của thảm thực vật 80% (độ phủ chiếu)

30-96 25 Đồng cỏ tiếp cận rừng (Xem bảng mô tả ô tiêu chuẩn)

96-110 18

Rừng thưa

Quercus macranthera Cop2

Prunus Spinosa Sp Viburnum lantana Sp Rosa lanina Sol

Trung gian giữa cây gỗ và cây bụi có thảm cỏ (đồng - cỏ) như kiểu trên.

Cây sồi có chồi tái sinh, cây khác cao 2 - 3m

110-… 15-20

Rừng - sồi và mận (xem bảng mô tả ô tiêu chuẩn số 29)

Lớp thảm chết là lá khô khá dầy (10 – 12) phủ kín mặt đất.

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (NXB giáo dục 2006) hoàng chung, 117 trang (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)