PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC TRONG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (NXB giáo dục 2006) hoàng chung, 117 trang (Trang 103 - 104)

CÁC THỰC VẬT QUẦN

Như Sukhatrép (1957) đã nói, trong số các cấu tử tạo thành sinh địa quần lạc, thực vật quần là yếu nhạo ra sinh địa quần lạc và có thể coi như một phòng thí nghiệm, ở đó đã xảy ra quá trình tích luỹ và sự biến đổi vật chất và năng lượng. Do vậy, việc nghiên cứu từng khâu trong đó là rất quan trọng, nói cách khác những nghiên cứu thuộc hoá học, sinh lí học của thực vật quần là rất quan trọng.

Những nghiên cứu thuộc về hoá học của các quần xã thực vật có thể làm với nhiều hướng khác nhau : Nghiên cứu về sự tích luỹ của các loại muối trong các loài của các quần xã, nghiên cứu sự tích luỹ của các loài riêng biệt trong quần xã về các hợp chất hữu cơ - thoát, mỡ, hydrat - cacbon, alcaroid, vitamin..., nghiên cứu sự tích luỹ của chất này, khác ở các loài khác nhau, trong các kiểu thảm khác nhau hoặc của cả quần xã (không phân biệt loài) hoặc nghiên cứu nó chỉ ở phần trên hay phần dưới mặt đất. Nghiên cứu ảnh hưởng hoá học bằng chất bài tiết của loài này trên loài khác, cũng có thể nghiên cứu chu trình chuyên hoá vật chất của từng yếu tố trong các quần xã.

Phương pháp nghiên cứu thuộc về hoá học gồm hai khâu đoạn :

Thứ nhất là lấy mẫu ngoài thiên nhiên, lấy đủ và đúng đối tượng, cất giữ và bảo quản đúng phương pháp, nhanh chóng mang về phòng thí nghiệm để xử lí và phân tích theo từng hệ phương pháp cụ thể.

Khâu đoạn thứ hai là phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm (xem các phương pháp phân tích hoá thực vật).

Những nghiên cứu thuộc sinh lí học trong các quần xã có thể hiểu đó là nghiên cứu các quá trình sinh lý ngoài thực địa ở thực vật, những loài đã tạo nên quần xã nào

đó, cũng như những nghiên cứu tổng hợp các loài ở tất cả các quần xã. Trong trường hợp này sẽ sử dụng các phương pháp riêng với những trang bị của nó để nghiên cứu những vấn đề thuộc về sinh lí trong ô tiêu chuẩn. Phương pháp này sẽ thu được kết quả tất hơn nếu ta tiến hành đồng thời với nghiên cứu giải phẫu trong các kiểu quần xã. Các phương pháp nghiên cứu của phần này sẽ không trình bày ở đây nó là của phần sinh thái học thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (NXB giáo dục 2006) hoàng chung, 117 trang (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)