NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CÚU PHẦN DƯỚI ĐẤT CỦA THỰC

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (NXB giáo dục 2006) hoàng chung, 117 trang (Trang 63 - 64)

VẬT VÀ CẢ QUẦN XÃ

Phần dưới đất của thực vật đóng vai trò rất lớn trong đời sống của thực vật và cả quần xã thực vật. Phần dưới đất là những cơ quan nằm trong đất, đảm nhận nhiệm vụ lấy nước, các chất khoáng cung cấp cho cây. Rễ, thân rễ, thân củ, thân hành là cơ sở của sinh sản sinh dưỡng và là kho dự trữ các chất dinh dưỡng, nước cho cây.

Đặc biệt cấu tạo phần dưới đất của thực vật trong nhiều trường hợp sẽ xác định đặc điểm sinh thái và sinh vật học của cây. Trong một số trường hợp nó có khả năng tìm kiếm nước trong đất, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh khoảng không, chất dinh dưỡng... của cây.

Sự thay đổi của các nhóm thực vật trong quần xã thường có liên quan đến đặc điểm của phần dưới đất của nó. Chúng ta đã biết phần dưới đất đóng vai trò lớn trong tích luỹ, vận chuyển các chất hữu cơ trong đất, trong biến động về độ ẩm của đất, trong khoáng hoá các muối trong đất, trong kiến tạo cấu trúc đất, trong ổn định đặc biệt lớp đất mặt khỏi bị rửa trôi, xói mòn... Vì vậy, sự hiểu biết về cấu tạo phần dưới đất, sự phân bố các mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường sẽ cho ta hiểu được nhiều hiện tượng của tự nhiên và cho phép ta giải quyết đúng hơn một số vấn đề quan trọng về kinh tế nông nghiệp, thí dụ như nâng cao năng suất, chống thoái hoá đất...

Với những lí do trên, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu phần dưới đất của thực vật có thể rất khác nhau. Sau đây sẽ đề xuất một số nội dung quan trọng :

1. Xác định ảnh hưởng của đất đến sự phát triển của phần dưới đất của thực vật. Từ đó dẫn tới nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần cơ giới, độ xốp, độ ẩm, thành phần và số lượng các chất dinh dưỡng, các loại đất đầm lầy, đất mặn... đến thực vật.

2. Xác định ảnh hưởng của mực nước ngầm đến sự phát triển và sự phân bố của phần dưới đất. Từ đó đi đến nghiên cứu sự tích luỹ nước trong tầng, ảnh hưởng của thành phần hoá học của nước ngầm tới thực vật.

3. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái khác (khí hậu, đặc điểm nơi sống - địa hình, sinh vật) đến sự phát triển và phân bố phần dưới đất.

4. Xác định ảnh hưởng của phần dưới đất tới phương hướng và cường độ của quá trình hình thành tiểu địa hình.

6. Làm sáng tổ mối quan hệ qua lại giữa các loại trong quần xã và một số đặc điểm của cấu trúc quần xã - tầng của phần dưới đất, biến động mùa của nó... đặc biệt cần xem xét quan hệ phần dưới đất của cây trồng với cây dại và cây trồng với nhau, thí dụ chất bài tiết từ rễ.

7. Nghiên cứu sự phát triển của phần dưới đất trong mùa sinh dưỡng và trong cả đời của nó. Những kết quả này rất quan trọng trong tìm hiểu quá trình mọc và phát triển của thực vật. Thí dụ tìm hiểu nhiệt độ thấp, cao tác động đến tăng trưởng phần dưới đất ra sao.

8. Xác định sự khác biệt những đặc điểm hình thái sinh vật học của các loài, giữa cây trồng và cây dại

9. Xác định ảnh hưởng của các phương thức thuộc kĩ thuật nông nghiệp đến phần dưới đất từ đó ảnh hưởng đến thực vật nói chung.

10 Xác định vai trò của từng phần dưới đất, sự biến đổi vai trò của nó do tác động từ bên ngoài (thí dụ vai trò rễ chính, rễ bất định).

11. Xác định đặc điểm và khả năng sinh sản sinh dưỡng khi có thân rễ, chồi mọc từ rễ, các dạng khác của phần dưới đất.

12. Xây dựng bằng phân loại phần dưới đất của thực vật.

13. Nghiên cứu mối quan hệ qua lại của 2 phần trên và dưới đất và hệ số tương quan của nó.

14. Đánh giá hiệu quả các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu phần dưới đất.

15. Xây dựng hệ thống dạng sống có sử dụng đặc điểm phần dưới đất.

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (NXB giáo dục 2006) hoàng chung, 117 trang (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)