Khái niệm:
Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ là việc thanh toán và thu nhận giữa chủ sở hữu và người sử dụng cho việc sử dụng quyền sở hữu (bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, quy trình công nghiệp và thiết kế bao gồm bí mật thương mại và nhượng quyền thương mại) cho việc sử dụng, thông qua các hợp đồng cấp phép, các nguyên mẫu sản xuất (như bản quyền trên sách và bản thảo, phần mềm máy tính, phim ảnh, và các bản ghi âm thanh) và các quyền liên quan (như trình diễn trực tiếp và truyền hình, truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh).
Các yếu tố tác động:
● Yếu tố kinh tế - thị trường: yếu tố này ảnh hướng rất lớn tới việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ, đặc biệt là gây ảnh hưởng về định giá của tài sản chuyển quyền sử dụng:
- Đặc tính kinh tế của tài sản chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ: các thông số về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội từ việc sử dụng tài sản trí tuệ, mức lợi nhuận dự kiến tạo ra từ việc sử dụng tài sản trí tuệ, dự kiến đóng góp của mức lợi nhuận đó trong tổng sản phẩm tạo ra cho người sử dụng.
- Khả năng cạnh tranh của tài sản trí tuệ tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu: hay mức độ sẵn có của tài sản trí tuệ có khả năng thay thế tại thị trường trong nước hoặc thị trường nước ngoài có thể chuyển giao, càng nhiều yếu tố cạnh tranh thì càng ảnh hưởng nhiều tới tài sản trí tuệ.
● Yếu tố chính sách
- Các chính sách thương mại hóa tài sản trí tuệ sẽ kích thích nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích phát triển và
ứng dụng công nghệ có thể làm giảm nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu các tài sản như sáng chế, giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật,... vì có nhiều các sáng chế, giải pháp công nghệ thay thế được nghiên cứu và phát triển.
● Yếu tố pháp lý
- Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc chuyển quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Việc đầu tiên cần làm khi muốn chuyển quyền sở hữu tài sản trí tuệ thì cần xác định các yếu tố pháp lý liên quan đến tài sản đó. Chúng ta cần phải xác định tài sản này của ai, có được pháp luật công nhận hay không, tài sản đã được đăng ký bảo hộ hay chưa,.... Một tài sản mà không được bảo vệ, chủ sở hữu không đăng ký xác lập quyền tài sản thì dù tài sản đó có giá trị cũng trở nên vô nghĩa.
- Yếu tố pháp lý chủ yếu là các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ:
+ Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền hay không độc quyền, hạn chế về thời hạn, lãnh thổ chuyển giao, chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp, các cải tiến tài sản trí tuệ sau khi chuyển giao. Điều này tác động rất lớn, nhất là trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ.
+ Xác suất xảy ra tranh chấp, tố tụng và chi phí dự kiến để giải quyết khi xảy ra tranh chấp, tố tụng về các vấn đề liên quan đến tài sản trí tuệ
● Yếu tố công nghệ
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và thay đổi của hệ thống sở hữu trí tuệ. Trong thời đại công nghệ 4.0, sở hữu trí tuệ trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Cuộc cách mạng 4.0 với internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ phần mềm, những mô hình kinh doanh mới,... đặt ra những vấn đề cấp bách về chuyên môn.
- Đó là các vấn đề trong việc xác lập quyền trong xử lý đơn liên ngành hay ứng dụng AI vào việc xử lý đơn, sử dụng Big data cho hoạt động của cơ quan sở hữu trí tuệ và bảo hộ AI cùng những kết quả tạo ra từ AI. Cuộc cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ đến sự phát triển, thay đổi của hệ thống sở hữu trí tuệ và việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ.
- Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ trong công nghệ số hiện nay được dự đoán là sẽ trở nên khó khăn hơn, do đó, các chính sách cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để không ngăn cản sự phát triển của khoa học công nghệ, vừa đảm bảo được an ninh, bảo mật và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ và được chuyển quyền một cách thỏa đáng.
Tình hình xuất nhập khẩu
Chi phí chi trả cho việc chuyển quyền sở hữu tài sản trí tuệ:
Biểu đồ 10: Mức chi trả cho việc chuyển quyền sở hữu trí tuệ (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: WorkBank17
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy mức độ chi trả cho việc chuyển quyền sở hữu tài sản trí tuệ có sự biến động và hầu hết là ngày càng tăng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thúc đẩy dịch vụ chuyển quyền sở hữu tài sản trí tuệ phát triển đó là cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trong cuộc cách mạng hiện đại hiện nay, các tài sản trí tuệ được gia tăng một cách nhanh chóng, do đó nó cũng đẩy mạnh nhu cầu chuyển quyền sở hữu các tài sản trí tuệ.
Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của sở hữu trí tuệ ngày càng thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại thế giới. Mức độ tăng trưởng không quá nhanh và vẫn còn có 17https://data.worldbank.org/indicator/BM.GSR.ROYL.CD
nhiều biến động, tuy nhiên nhìn chung có thể thấy được sự phát triển của ngành dịch vụ này đối với nền dịch vụ thế giới. Năm 2010, mức độ chi trả cho ngành dịch vụ này là khoảng 266 nghìn tỷ USD, đến năm 2019, con số này lên đến khoảng 440 nghìn tỷ USD.
Theo Trademap, dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ chi ra gồm 4 nhóm dịch vụ cơ bản:
- Giấy phép sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển (nhóm ngành 1)
- Giấy phép tái sản xuất hoặc phân phối phần mềm máy tính (nhóm ngành 2) - Các loại phí cấp phép và nhãn hiệu (nhóm ngành 4)
- Giấy phép tái tạo hoặc phân phối các sản phẩm có liên quan đến nghe nhìn (nhóm ngành 3)
● 5 nước xuất khẩu lớn nhất (đơn vị: nghìn USD)18
Tên nước 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Mỹ 94.968 107.053 107.869 113.824 116.380 111.151 112.981 118.147 118.875 117.401 Nhật 26.682 29.058 31.889 31.572 37.384 36.454 39.273 41.739 45.484 48.725 Anh 14.186 14.841 13.455 17.676 19.885 20.709 19.172 22.803 26.311 25.274 Đức 8.253 10.738 10.284 13.556 15.463 16.072 18.822 20.878 24.429 24.330 Thụy Sĩ 13.358 15.763 17.748 19.085 18.699 17.427 22.027 23.012 25.849 23.906 18Nguồn: Trademap
Tại Mỹ, ngành dịch vụ chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ có xu hướng phát triển khi tất cả các nhóm ngành đều có giá trị tăng qua các năm. Cụ thể: nhóm ngành 1 tăng từ 37.561 nghìn USD năm 2010 lên 47.811 nghìn USD năm 2019; nhóm ngành 2 tăng từ 35.906 nghìn USD năm 2010 lên 37.954 nghìn USD năm 2019; nhóm ngành 3 tăng từ 19.349 nghìn USD năm 2010 lên 26.988 nghìn USD năm 2019; nhóm ngành 4 tăng từ 2.152 nghìn USD năm 2010 lên 4.649 nghìn USD năm 2019.
- 5 nước nhập khẩu lớn nhất (đơn vị: nghìn USD)19
Tên nước 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Mỹ 436.45 6 458.188 469.610 465.819 490.932 497.75 5 511.898 544.83 6 562.069 588.359 Trung 193.40 1 247.844 281.300 330.608 432.883 435.54 0 452.096 467.58 9 525.154 500.680 Đức 263.53 6 296.028 294.581 328.050 332.742 302.00 6 316.130 343.07 6 367.670 364.597 Irelan d 109.95 6 119.387 112.322 117.178 140.069 175.25 0 220.063 231.94 9 219.240 321.155 Anh 191.42 7 203.468 205.191 215.168 236.058 233.52 0 226.455 232.76 2 263.220 283.785 19Nguồn: Trademap
Mỹ là nước có giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu ngành dịch vụ chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới. Với giá trị nhập khẩu, nhóm ngành 1 tăng từ 19.422 nghìn USD năm 2010 lên 24.021 nghìn USD; nhóm ngành 2 tăng từ 5.192 nghìn USD năm 2010 lên 11.981 nghìn USD năm 2019; nhóm ngành 3 giảm từ 4.757 nghìn USD năm 2010 xuống còn 4.601 nghìn USD năm 2019; nhóm ngành 4 tăng từ 1.745 nghìn USD năm 2010 lên 2.130 nghìn USD năm 2019.