Bảng 5.4: Kếtquảkiểm tra đacộngtuyếnvới nhân tử phóng đạiphương sai
Biến VIF 1/VIF
BUD 1.070 0.935 MS 1.740 0.575 GEXP 2.050 0.488 INTE 1.190 0.840 KAOPEN 1.300 0.769 Mean VIF 1.470
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 5.4 cho thấy giá trị trung bình VIF của các biến trong mô hình là 1.470 và các giá trị VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10. Do đó, kết luận mô hình không có hiệntượngđacộngtuyến.
5.4.2Hiệntượngphương sai thay đổi
Đối với mô hình REM, không cần kiểm định phương sai thay đổi vì bản thân mô hình đã khắcphụcđượchiệntượng này.
5.4.3Hiệntượngtựtương quan
Thực hiện kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Breusch- Godfrey (kiểm định nhân tử Larange) với giả thuyết Ho: Mô hình không có hiện tượngtựtương quan bậc 1
Kết quả cho thấy p-value=0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%. Do đó, bác bỏ giả thuyết Ho: mô hình có hiệntượngtựtương quan bậc 1.
5.4.4Hiệntượngnội sinh
Bảng 5.5: Kếtquảhồi quy phầndưvớitừngbiếnđộclập trong mô hình
Biến p-value BUD 0.222 MS 0.000 GEXP 0.000 INTE 0.000 KAOPEN 0.001
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 1%: cung tiền MS, chi tiêu chính phủ
GEXP, lãi suất INTE, độmở tài chính KAOPEN có tương quan với phầndư của mô hình; chỉ có biến thâm hụt ngân sách BUD không có tương quan với mô hình. Do
đó, mô hình có hiệntượngnội sinh.
5.5 Ướclượng GMM
Để khắcphục hiện tượngtự tương quan và nội sinh trong mô hình cổ điển, ta
Bảng 5.6: Kếtquảướclượng GMM
Biến Ướclượng GMM
L.INF -0.030 BUD -0.630* MS -0.070 GEXP -0.971 INTE 1.004*** KAOPEN 14.563**
Nguồn: Tính toán của tác giả (Phụ lục 7). *** tương ứng với mức ý nghĩa 1%, **
tươngứngvớimức ý nghĩa 5%, * tươngứngvới mức ý nghĩa 10%.
Kết quả hồi quy mô hình với giá trị p-value của AR(2)=0.360 và kiểm định
Sargan với giá trị p-value=0.440, cả hai giá trị này khá lớn nên mô hình hồi quy GMM là mô hình khá phù hợp và cho ra kếtquả có độ tin cậy.
Mô hình hồi quy tìm thấybằngchứng cho thấy các biếnđộclập thâm hụt ngân sách BUD, lãi suất INTE và độ mở tài chính KAOPEN có tác động đến lạm phát INF và có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình REM hay ướclượng GMM đều đưa ra
kết quả kiểm định giống nhau khi xem xét tác động của các biến độc lập lên biến phụthuộc trong mô hình.
Đối với biến lãi suất INTE, tìm thấybằngchứng có ý nghĩathống kê, với mức
ý nghĩa 1%. Tác động này là tác động cùng chiềuđếnlạm phát. Vớihệsốhồi quy là 1.04 cho thấy khi lãi suất tăng lên 1% thì chỉsố lạm phát tăngbằng đúng tỷ lệlạm
phát. Kết quả này làm củng cố thêm bằng chứng cho các nghiên cứu trước đây về mốitương quan cùng chiềugiữa lạm phát và lãi suất.
Đối với biến độ mở tài chính KAOPEN là một trong những biến kiểm soát
mớiđược đưa vào mô hình và kết quảhồi quy đã tìm thấy tác động cùng chiều của độ mở tài chính đối với lạm phát. Kết quả này có phần trái ngược với nghiên cứu của Amit Ghosh (2014) với bộdữ liệu gồm 137 quốc gia từ 1999-2012. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này xem xét bộ dữ liệu gồm 11 quốc gia đang phát triển khu vực
chính sách điều hành khác nhau và cũng là nhữngquốc gia đang trong tiến trình hội nhập quốctế, do đó có thể đã dẫn đến một kết quả trái ngược. Ngoài ra, đây là các
quốc gia đang phát triển thu hút một lượng lớn vốn đầu nước ngoài, nếu có độ mở
tài chính cao hay nói cách khác là sự tự do chu chuyển vốn, sẽ dẫn đến cầu nội tệ tăng làm tăng lãi suất và kéo theo lạm phát tăng.
Đối với biến thâm hụt ngân sách BUD lại tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với tác động của thâm hụt lên lạm phát. Kết quả này trái
ngượcvới nhiều kếtquả nghiên cứu trước đây khi cho rằng thâm hụt tác động cùng
chiều với lạm phát hoặc thâm hụt không có ảnh hưởng tới lạm phát. Tuy nhiên, kết quả này khá tương đồngvới những phân tích bằng đồthịvề thực trạngmối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát ở 11 quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á như
trong chương 3. Đồng thời, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Yaya Keho (2020) trong trường hợp quốc gia Benin và Senegal, nghiên cứu của Cheah và Hamid (2011) đốivới trườnghợp quốc gia Bangladesh và Sri Lanka. Và có thểgiải
thích vềkếtquảxuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
• Các quốc gia trong bài nghiên cứu là các quốc gia đang phát triểnvới nhu cầu
cao về đầu tư phát triển cơ sởhạ tầng và nền kinh tế thường xuyên trong giai đoạn tăngtrưởng. Do đó, việc thâm hụt ngân sách là điều không thể tránh khỏi, chính phủ
có thể phát hành tiền để huy động nguồn vốn kịp thời. Điều này dẫn đến việc tăng
cung tiền gây áp lực lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng nhu cầu tiền giao dịch là rất lớn, do đó việc tăng cung tiền tương ứng với tăng nhu cầu tiền trong giao dịch nên không gây ảnh hưởng đến lạm phát và thậm
chí là làm giảm lạm phát trong trườnghợp cung tiền tăng không đủvới nhu cầutiền cầnthiết trong nền kinh tế.
CHƯƠNG 6: KẾTLUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 6.1 Kếtluận
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các biếnsố tài khóa (thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ) và các biếnsố tiền tệ (cung tiền, lãi suất,…) tác động đến lạm phát. Từ đó, củng cố thêm bằng chứng về mặt cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn góp phần đưa ra các kiến nghị
chính sách mang tính sâu sát và thực tiễnhơn cho các nhà làm chính sách nhằm duy trì tỷ lệ lạm phát mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Kết quả bài nghiên cứu cho thấymối quan hệ ngượcchiềugiữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Ngoài ra, sự gia tăng trong lãi suất lúc nào cũng kéo theo sự gia tăng trong lạm phát
như kết quả của nhiều nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn (2015), Zina Cioran (2014). Riêng biến kiểm soát độ mở tài chính được đưa thêm vào mô hình như một điểm mới trong phương pháp tiếp cận cũng cho thấy một tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đếnlạm phát.
6.2 Gợi ý chính sách
Mục tiêu hàng đầu đối với mỗi quốc gia là kiểm soát lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Với các quốc gia đang phát triển trong bài nghiên cứu, vấn đề thâm hụt ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thâm hụt tăng theo hướng tăng chi đầu tư công cho các công trình cở sở hạ tầng trọng điểm góp phần tạo động lực thúc đẩy các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế như tăngtrưởng kinh tế và tăngđầu tư tư nhân thông qua các hình thức đối tác công tư. Điều này góp phần làm tăng sản lượng cho nền kinh tế, góp phần giảm lạm phát trong trường hợplạm phát xuất phát từ nguyên nhân cầu kéo. Đồng thời,đưa ra các
kếhoạchtồngthể chính sách tài chính-tiềntệ trong nămnhằm nâng cao hiệuquả sử dụng và phân bổ nguồn ngân sách tránh hiện tượng tăng thâm hụt do chi không
Ngoài ra, tác động cùng chiều của lãi suất và lạm phát cho thấy duy trì sự ổn định trong lãi suất là nhân tố quan trọng góp phần đưa lạm phát về mức mục tiêu. Xây dựng cơ chế lãi suất cơ bản là cơ sở định hướng cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thịtrườngtiền tệnhằm tăngsự chủđộng trong việcđiềutiết các mức lãi
suấtvới lượng cung tiềnsẽđượcđiềutiết phù hợpvới các mục tiêu lãi suất.
Cuối cùng, việc tăng độ mở tài chính làm tăng lạm phát. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chính phủ các quốc gia này cần tăng cường kiểm soát vốn để giảm lạm phát. Mà tùy từng giai đoạn phát triển và mục tiêu chính sách của nền
kinh tế, ví dụnhư trong thời kỳlạm phát thấp, cần xem xét gia tăngđộmở tài chính làm cho dòng vốnnước ngoài đi vào các quốc gia dễ dàng hơn thúc đẩytăngtrưởng
kinh tế nói chung và đưalạm phát thấpvềmứclạm phát mục tiêu.
6.3 Hạnchếđề tài
Mặc dù, bài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp ước lượng để có thể đưa ra kếtquảđáng tin cậy và phù hợp tuy nhiên cũng không thể tránh được các hạn chế sau đây:
• Thứ nhất, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu 11 quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á trong giai đoạn 1997-2020. Về mặt thời gian và không gian đã đủ lớn để bài nghiên cứu có ý nghĩathống kê tuy nhiên chưađủmạnh đểđolườngmối
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và cung tiềnđến lạm phát, đặcbiệt là khi sửdụng
mô hình GMM đòihỏicỡmẫulớnvềcả mặt không gian và thời gian.
• Thứ hai, mặc dù có rấtnhiều nghiên cứu trước đây cho thấy tồn tại mối quan
hệ giữa cung tiền và lạm phát tuy nhiên trong bài nghiên cứu không tìm thấybằng chứngchứng có ý nghĩa thống kê về mối quan hệgiữa hai biến này.
Nhiều tác giả, 2014. Kinh tếvĩ mô. Nhà xuấtbản Kinh tế TP HCM
Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011), Nguồn gốc lạm phát ở Việt
Nam giai đoạn 2000-2010: phát hiện mới từ những bằng chứng mới. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách: Bài Nghiên cứu NC-22.
Danh mục tài liệu Tiếng Anh
Amit Ghosh (2014) How do openness and exchange-rate regimes affect inflation?
International Review of Economics & Finance Volume 34, November 2014, Pages 190-202.
Anna Watson (2020) Trade openness and inflation: The role of real and nominal price rigidities. Journal of International Money and Finance, 2020, vol. 64, issue C, 137-169.
Awe, A. A. and Shina, O. S., 2012. The Nexus between Budget Deficit and Inflation in the Nigerian Economy (1980 – 2009), Research Journal of Finance and Accounting, 3(10), 78-92.
Catao, L.A, & Terrones, M.E.,2005. Fiscal deficits and inflation. Journal of Monetary Economics, 52(3), 529-554.
Cottarelli, C., Griffiths, M. E., & Moghadam, R., 1998. The non-monetary determinants of inflation: A panel data study. IMF Working Paper 23.
Fischer, S., Sahay, R, & Vesgh, C.A. 2002. Modern hyper-and high inflations (No.w8930). National Bureau of Economic Research.
Hondroyiannis và Papapetrou, 1997. Are budget deficits inflationary? A cointegration approach. Journal Applied Economics Letters, Pages 493-496.
Hossain, A A.(2010). Monetary targeting for price stability in Bangladesh: How stable is its money demand function and the linkage between money supply growth and inflation?. Journal of Asian Economics, 21(6), 564-578.
Ignacio Lozano, 2008. Budget Deficit, Money Growth and Inflation: Evidence from the Colombian Case. PDF icon Working Paper No. 537. Series: Working Papers. Number: 537.
Igor Pelipas, 2006. Money demand and inflation in Belarus: Evidence from cointegrated VAR. Research in International Business and Finance 20 (2006) 200– 214.
Jayaraman, T.K., & chan, H., 2013. Budget deficits and inflation in Pacific Island Countries: A panel study. Working paper, (03).
Karras, G., 1994. Macroeconomic effects of budget: further international evidence.
Journal of International Money and Finance, 13(2), 190-210.
Keho, JEFS ,2020. Budget deficits, money supply and price level in West Africa,
Journal of Economic & Financial Studies, 04(05), 01-08.
Lin, H.Y., & Chu, H.P., 2013. Are fiscal deficits inflationary? Journal of International Money and Finance, 32, 214-233.
M Solomon and W A de Wet. 2004. The Effect of a Budget Deficit on Inflation: The Case of Tanzania. SAJEMS NS Vol 7 (2004) No 1.
Menzie D. Chinn & Hiro Ito (2008) “A New Measure of Financial Openness”,
Journal of Comparative Policy Analysis, Volume 10, Issue 3 September 2008, p. 309 - 322.
Nassar, K.B., 2005. Money demand and inflation in Madagascar (No. 5-236). International Monetary Fund.
Nguyen, B.V.,2015. Effects of fiscal deficit and money M2 supply on inflation: evidence from selected economies of Asia. Journal of Economics, Finance and Administrative Science, 20, 49-53.
Oomes, N., & Ohnsorge, F., 2005. Money demand and inflation in dollarized economies: The case of Russia. Journal of Comparative Economics, 33(3), 462- 483.
Rodolphe Blav. 2004. Inflation and Monetary Pass-Through in Guinea. IMF Working Paper WP/04/223.
Tahira Ishaq & Hassan M. Mohsin, 2015. Deficits and inflation; Are monetary and financial institutions worthy to consider or not? Borsa Istanbul Review Volume 15, Issue 3, September 2015, Pages 180-191.
Tiwari, A., Bolat, S. and Koçbulut, Ö. (2015). Revisit the Budget Deficits and Inflation: Evidence from Time and Frequency Domain Analyses. Theoretical Economics Letters, 2015, 5, 357-369.
Phụlục 1: Thống kê mô tả các biến