2075A0 B 2750A0 C 2570A0 D 2057A0 9 Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đố

Một phần của tài liệu 2500 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12 (Trang 30 - 33)

9. Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng

A. vi sinh vật, hạt phấn, bào tử. B. hạt phấn và hạt nảy mầm. C. hạt nẩy mầm và vi sinh vật. D. hạt khô và bào tử.

10. Phương pháp gây đột biến bằng tia tử ngoại phù hợp với đối tượng nào ở thực vật

A. hạt khô. B. hạt phấn.

C. noãn trong bầu nhuỵ. D. mô phân sinh ngọn.

11. Tia tử ngoại chỉ được dùng để gây đột biến ở vi sinh vật, bào tử, hạt phấn do A. có tác dụng gây iôn hoá.

B. có khả năng phá huỷ khi xử lý trên các đối tượng khác. C. không gây được đột biến gen.

D. không có khả năng xuyên sâu.

12. Tác nhân nào được dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử ?

A. Chùm nơtron. B. Tia Bêta.

C. Tia tử ngoại. D. Tia gamma. 13. Thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm xuất hiện đột biến do cơ chế sau

A. cơ chế tái sinh ADN bị sai ở điểm nào đó.

B. cơ chế phân li nhiễm sắc thể xảy ra không bình thường.

C. cơ chế nội cân bằng cơ thể không khởi động kịp gây chấn thương bộ máy di truyền.

D. quá trình trao đổi đoạn ở kỳ trước I của quá trình giảm phân xảy ra bất thường.

14. Tác nhân làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền

A. côsixin. B. phóng xạ. C. sốc nhiệt. D. tia tử ngoại. 15. Hoá chất 5 - BU khi thấm vào tế bào có tác dụng

A. thay cặp A - T thành cặp G - X.

B. mất cặp nuclêôtit đầu tiên. C. thay cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen.

D. đảo vị trí cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.

16. Hoá chất có khả năng thay cặp A - T thành cặp G – X, để tạo ra đột biến gen là A. EMS. B. 5-BU. C. NMU. D. Cônsixin.

17. Cônsixin là hoá chất có hiệu quả rất cao trong việc

A. gây đột biến gen. B. gây đột biến cấu trúc NST. C. gây đột biến dị bội thể. D. gây đột biến đa bội thể.

18. Cônsixin khi thấm vào mô đa phân bào có tác dụng (I) dẫn đến tạo ra đột biến (II).

A. (I): làm đứt ADN; (II) : gen. B. (I): mất cặp nuclêôtit; (II) : gen.

C. (I): ngăn cản hình thành thoi vô sắc; (II) : đa bội thể. D. (I): làm đứt nhiễm sắc thể; (II) : cấu trúc nhiễm sắc thể. 19. Dung dịch cônxisin 0,1% - 0.2% khi thấm vào mô đang phân bào sẽ

A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST nhân đôi nhưng không phân li.

B. tạo thành thoi vô sắc làm cho NST nhân đôi và phân li. C. gây đột biến cấu trúc NST.

D. cản trở tế bào trải qua các kì của phân bào. 20. Tác dụng của Cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là

A. gây đột biến thay 1 cặp (A - T) bằng 1 cặp (G - X). B. ngăn cản sự hình thành thoi tơ vô sắc.

C. kích thích nhưng không gây ion hóa khi xuyên qua các mô sống. D. gây rối loạn sự phân ly NST về hai cực tế bào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Ở thực vật để tạo các thể đa bội với những cây thu hoạch chủ yếu lấy thân, lá, rễ, người ta sử dụng tác nhân là

A. tia phóng xạ. B. tia tử ngoại. C. cônsixin. D. EMS.

22. Loại hoá chất có tác dụng làm thay cặp nuclêôtit tạo ra đột biến gen A. 5 brôm uraxin (5 – BU). B. cônsixin.

C. êtylmêtal sunphônat (EMS). D. 5 - BU và EMS.

23. Điều nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về cơ chế tác động của các tác nhân gây đột biến ?

A. Các loại tia phóng xạ gây kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống.

B. Tia tử ngoại gây kích thích nhưng không gây ion hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống.

C. Một số loại hoá chất gây đột biến gen khi thấm vào tế bào sẽ thay thế ngay một cặp nuclêôtit trong ADN gây đột biến gen.

D. Cônsixin khi thấm vào mô đang phân bào sẽ cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân li.

24. Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là A. tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. B. tạo các giống tăng trọng nhanh.

C. tạo các giống có khả năng sinh sản tốt. D. tạo các đột biến có lợi.

25. Tác nhân gây đột biến nào không có khả năng xuyên sâu nên người ta chỉ dùng nó để xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn để gây đột biến gen, đột biến NST?

A. Tia phóng xạ. B. Tia tử ngoại. C. Sốc nhiệt. D. 5 brôm uraxin. 26. Tác nhân gây đột biến nào gây kích thích nhưng không gây ion hoá ?

A. Tia phóng xạ. B. Tia tử ngoại. C. Sốc nhiệt. D. 5 brôm uraxin.

27. Gây đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học áp dụng hạn chế ở đối tượng là A. vi sinh vật. B. cây trồng.

C. động vật bậc thấp. D. gia súc, gia cầm.

28. Trên thực tế việc gây đột biến nhân tạo để tạo và chọn giống thường không có hiệu quả đối với động vật bậc cao vì

A. động vật bậc cao ít phát sinh đột biến do các tác nhân lí, hóa học. B. động vật bậc cao dễ thích nghi với tác nhân lí, hoá học.

C. động vật có tính nhạy cảm nhanh.

D. cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, động vật bậc cao có tính nhạy cảm mạnh và dễ bị chết.

29. Một trong những nguyên nhân nào sau đây gây đột biến nhân tạo khó áp dụng cho động vật ?

A. Động vật bậc cao có hệ hô hấp phát triển, phản ứng rất nhạy. B. Động vật bậc cao có cơ quan sinh dục phát triển, phản ứng rất nhạy. C. Động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triền. phản ứng rất nhạy. D. Động vật bậc cao có hệ tuần hoàn phát triển, phản ứng rất nhạy. 30. Một trong những nguyên nhân nào sau đây gây đột biến nhân tạo khó áp dụng cho động vật ?

A. Động vật bậc cao là đơn tính.

B. Động vật bậc cao có cơ quan sinh dục phát triển.

C. Cơ quan sinh sản của động vật bậc cao nằm sâu trong cơ thể. D. Động vật bậc cao khó bị tác động bởi các tác nhân lí, hóa. 31. Thể đa bội ít gặp ở động vật là do

A. đa số các động vật không có khả năng sinh sản sinh dưỡng. B. động vật không tạo được giao tử có khả năng sống và thụ tinh. C. trong thiên nhiên động vật ít khi bị đột biến hơn so với thực vật. D. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. 32. Ở thỏ, có thể dùng hóa chất nào sau đây tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng để gây đột biến ?

A. 5 - brôm uraxin. B. Hydroxylamin (NH2OH). C. Nitrôzô metyl urê. D. Cônsixin.

33. Hóa chất gây đột biến NST như

A. 5 - brôm uraxin. B. hydroxylamin (NH2OH).

C. êtyl metal sunfonat. D. cônsixin. 34. Đột biến đa bôi phổ biến ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. động vật và thực vật. B. vi sinh vật. C. thực vật. D. động vật.

35. Tác nhân gây đột biến nào gây kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống ?

A. Tia phóng xạ. B. Tia tử ngoại. C. Sốc nhiệt. D. 5 brôm uraxin.

36. Hóa chất nào sau đây khi thấm vào tế bào sẽ làm thay thế cặp G - X thành T - A hoặc X – G ?

A. 5 - brôm uraxin. B. Hydroxylamin (NH2OH). C. Êtyl metal sunfonat. C. Cônsixin.

37. Ở cây trồng, người ta sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo nào để gây đột biến ở cành cây ?

A. Ngâm hạt khô trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp. B. Ngâm hạt nảy mầm trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp. C. Tiêm dung dịch có nồng độ thích hợp vào bầu nhụy.

D. Quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng của thân. 38. Hiệu quả của gây đột biến nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A. Liều lượng của các tác nhân và thời gian tác động. B. Liều lượng và cường độ của các tác nhân.

C. Đối tượng gây đột biến và thời gian tác động. D. Tất cả các yếu tố trên.

39. Tìm câu có nội dung SAI

A. Sốc nhiệt là hiện tượng tăng giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột, gây ra đột biến.

B. Hiệu quả của tác nhân vật lí cao hơn hiệu quả của tác nhân hóa học. C. Hóa chất EMS và 5-BU đều gây đột biến gen bằng cách thay thế hoặc mất 1 cặp Nu.

D. Cônsixin thường được dùng để gây ra đột biến tứ bội.

40. Để tạo được chủng Penicilium có hoạt tính penicillin tăng gấp 200 lần, người ta đã gây đột biến bằng cách

A. dùng tia phóng xạ rồi chọn lọc. B. dùng 5BU thay cặp (A - T) bằng cặp (G - X).

C. dùng EMS thay G bằng T. D. cả 3 câu A, B và C.

41. Việc tạo được chủng Penicilium có hoạt tính gấp 200 lần dạng ban đầu là kết quả của phương pháp

A. sử dụng nhiều tác nhân gây đột biến. B. gây đột biến và chọn lọc thế hệ thứ nhất.

C. lai các giống vi sinh vật rồi chọn lọc. D. gây đột biến và chọn lọc bậc thang.

42. Trong chọn giống cây trồng, người ta tạo ra cây dương liễu 3n nhằm thu hoạch A. lá. B. gỗ. C. quả. D. củ.

43. Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Cây nào dưới đây là thích hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó ?

A. Cây ngô. B. Cây lúa.

C. Cây củ cải đường. D. Cây đậu Hà Lan.

44. Người ta xử lí giống táo Gia Lộc bằng tác nhân gây đột biến nào để tao ra được giống “táo má hồng”

A. cônsixin. B. EMS. C. 5-BU. D. NMU.

45. Người ta dùng tác nhân gây đột biến nào sau đây để tạo giống lúa NN5, NN8: nhiều hạt, hạt ít rụng, chín sớm ?

A. kết hợp tia gamma với cônsixin. B. kết hợp tia bêta với cônsixin.

C. kết hợp tia tử ngoại với hóa chất NMU. D. kết hợp tia gamma với hóa chất NMU.

46. Ứng dụng đột biến nhân tạo người ta đã tạo được giống lúa MT1 có đặc điểm A. chín sớm, thân thấp, cứng cây, chịu phèn, năng suất tăng 15 đến 25% so với dạng gốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. năng suất cao, chống bệnh bạc lá, kháng rầy, chất lượng gạo trung bình.

C. chín sớm, năng suất cao, không kháng rầy, chất lượng gạo cao, thân cao.

D. năng suất cao, thân thấp, không chịu phèn, không kháng rầy.

47. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến

A. đa bội. B. mất đoạn. C. dị bội. D. chuyển đoạn. 48. Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở

A. động vật bậc cao. B. vi sinh vật.

C. nấm. D. thực vật.

49. Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng A. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn. B. vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.

C. penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc. D. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.

50. Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng

A. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. B. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.

C. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

51. Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là

A. NMU. B. cônsixin. C. EMS. D. 5BU.

52. Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hoá học đối với

A. vi sinh vật, vật nuôi. B. vi sinh vật, cây trồng. C. vật nuôi, cây trồng. D. vật nuôi.

53. Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở A. màng tế bào phân chia.

B. nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. C. sự hình thành thoi vô sắc.

D. việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI

1. Hiện tượng nào sau đây được xem như tự thụ phấn

A. Thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái của hai cây khác nhau có kiểu gen khác nhau.

B. Thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau.

C. Thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. D. Cả B và C đúng.

2. Đối với những cây giao phấn, khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thấy xuất hiện hiện tượng

A. năng suất giảm, nhiều cây chết. B. chống chịu kém C. sinh trưởng, phát triển chậm. D. cả 3 câu A, B và C.

3. Ở cây giao phấn, khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu có hiện tượng

A. sinh trưởng và phát triển chậm. B. chống chịu kém. C. thoái hóa. C. năng suất giảm. 4. Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do

A. tự thụ phấn, giao phối cận huyết. B. lai khác giống, lai khác thứ. C. lai khác loài, khác chi. D. lai khác dòng.

5. Ở động vật, khi giao phối giữa các con có chung bố mẹ, hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng thì thế hệ con cháu có hiện tượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. thoái hóa. B. cơ thể suy yếu. C. năng suất giảm. D. quái thai. 6. Phép lai nào sau đây được xem là giao phối cận huyết ?

A. lai giữa các vật nuôi cùng bố mẹ. B. tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng.

C. lai ngẫu nhiên các vật nuôi khác nhau. D. lai ngẫu nhiên các cây trồng khác nhau. 7. Giao phối cận huyết còn gọi là

A. giao phấn. B. tự thụ phấn. C. lai giống. D. giao phối gần.

8. Cây nào sau đây nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì chiều cao thân giảm dần, năng suất giảm, xuất hiện các dạng lùn bạch tạng ?

A. Bầu. B. Bí. C. Ngô. D. Lúa.

9. Trong quá trình trồng trọt người nông dân nhận thấy sau vài thế hệ thì từ giống cấp I không còn độ đồng đều cao, sức chống chịu giảm, năng suất giảm thì hiện tượng đó là hiện tượng

A. thoái hoá giống. B. ưu thế lai. C. phân tính của lai khác thứ. D. bất thụ ở lai xa. 10. Phương pháp tạo ra thể lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các cặp gen

A. gây đột biến nhân tạo. B. gây đột biến thể đơn bội.

C. cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn. D. lưỡng bội hóa thể đơn bội.

11. Ở các cây giao phấn, nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thoái hóa giống ? A. tạp giao. B. tự thụ phấn.

C. giao phối. D. giao phối cận huyết.

12. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dấn đến hiện tượng thoái hoá giống do

A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.

C. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. D. dẫn đến hiện tượng đột biến gen.

13. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn bắt buộc sẽ dẫn tới thoái hóa giống do A. các gen trội có hại được biểu hiện.

B. các gen lặn có hại biểu hiện thành kiểu hình ở thể đồng hợp. C. xuất hiện các gen đột biến.

D. tỷ lệ dị hợp tử tăng dần.

14. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc dẫn đến hiện tượng thoái hoá là do

A. xảy ra hiện tượng đột biến gen.

B. các gen lặn gây hại bị gen trội lấn át trong kiểu gen dị hợp.

C. các thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện thành kiểu hình.

D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.

15. Kết quả về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hay tự thụ phấn qua

Một phần của tài liệu 2500 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12 (Trang 30 - 33)