Hiện nay, người ta đang nghiên cứu chế tạo công nghệ mới như :

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 43 - 45)

+ Công nghệ từ khổng lồ GMR (Giant Magneto Resistive) :

Dùng hợp kim niken - Sắt làm bề mặt đĩa. Mật độ thông tin của đĩa GMR hiện tại là 4.1 Gbit/inch vuông. Loại đĩa này có đầu từ dày 0.04µm. Lợi điểm là mật độ lưu trữ lớn, kích thước ổ đĩa giảm, thời gian truy nhập giảm dẫn đến tốc độ truyền cao.

+ Công nghệ chế tạo OAW (Optically Assisted Winchester)

Dựa trên nguyên tắc của đĩa quang từ MO (Magneto Optical Disk). Tai Laser được dùng để đọc và ghi dữ liệu trên vật liệu từ.

8.2.3. Đầu từ và việc đọc/ghi (Read/Write Head)

Nguyên lý cấu tạo đầu từ gần giống nam châm điện, trong lõi đầu từ được làm bằng hợp kim có độ từ thẩm cao nhưng không có tính duy trì từ tính. Lõi hình khuyên, có khe hở nhỏ đồng thời là điểm tiếp xúc với lớp oxyt của băng hay đĩa từ. Dây dẫn được quấn quanh khung này thường có điểm nối đất để khử nhiễu.

Hình 8.1: Cấu tạo đầu từ

8.2.3.1. Khi ghi

Dòng điện chạy trong cuộn dây AB có cườn độ tương ứng với các bit thông tin cần ghi, dòng điện này tạo ra một từ trường xác định trong lõi hình khuyên. Qua khe hở, từ thông của từ trường đi xuyên xuống lớp oxyt sắt từ "sắp xếp" các hạt chất sắt từ của lớp sắt từ chạy qua khe hở đầu từ theo hướng nhất định và phụ thuộc vào chiều của đường sức đó. Dòng điện chạy trong cuộn dây AB thay đổi theo quy luật của tín hiệu cần ghi.

Tóm ướng nhiễm từ cũng như chiều của từ trường phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong cuộn dây. Như vậy, bằng cách thay đổi chiều dòng điện trong cuộn dây đầu ghi có khả năng lưu trữ hai trạng thái nhiễm từ tương ứng với bit "0" và "1" của dữ liệu.

8.2.3.2. Khi đọc

Ngược với quá trình ghi, khi đọc thông tin sự thay đổi chiều "sắp xếp" các phần tử từ dọc theo đường ghi sẽ tạo nên chiều thay đổi của từ trường trong lõi đầu từ. Sự thay đổi này sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây AB, dòng điện này mang thông tin đã ghi lên đĩa. Các thông tin không bị xoá trong quá trình đọc. Ổ đĩa từ (đĩa mềm, đĩa cứng) thường kết hợp đầu đọc và đầu ghi trên một đầu từ. Số vòng dây từ 5 - 50. Khoảng cách giữa đầu từ và mặt đĩa là 50 µm.

8.2.4 Các phương pháp mã hóa số liệu ghi lên đĩa

8.2.4.1. Phương pháp điều chế

Phương pháp điều chế là quá trình gắn hàm tin tức S(t) vào tải tin bằng cách làm biến đổi một thay nhiều thông số gọi là thông số điều chế của tải tin đó theo quy luật biến thiên của hàm S(t)

8.2.4.2. Phương pháp điều biên AM (Amplitude Modulnation)

Phương pháp điều biên là làm cho biên độ của tải tin biến đổi theo quy luật của hàm mang tin.

Biểu thức thời gian của tín hiệu điện áp được biểu diễn như sau: UAM(t)=Uo (1 + S(t)). Cos (ωot) =K(t). U(t)

Với K(t) =1 + S(t) ; U(t) Uocos(ωot)

8.2.4.3. Phương pháp điều tần FM (Frequency Modulnation)

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)