Kích thước phần đầu khối nhỏ hơn 1,06 lần.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 48 - 50)

Như vậy, dung lượng, dung lượng DVD lớn gấp 9 CD.

Tốc độ truy cập cơ bản (1x) của 1 ổ đĩa DVD là 1,385 Mbyte/giây. Thời gian truy cập 100ms. Như vậy, tốc độ truy cập cơ bản của DVD nhanh 9 lần tốc độ của CD thường (1x). Các ổ đĩa DVD 4x có khả năng đọc như CD-ROM 32x.

8.3.2.2. Cấu trúc logic

Đĩa CD nào cũng có một vùng mục lục TOC (Table Of Content). Vùng này xác định vị trí bắt đầu và chiều dài của đạo, dữ liệu trên đĩa. Không có TOC ổ đĩa sẽ không đọc được đĩa. CD-ROM thường dùng hệ tệp chuẩn ISO-9660. Hệ điều hành cần một chương trình biên dịch hệ tệp ISO-9660 thành hệ tệp của hệ điều hành. Hệ FAT 16 dùng cho MS-DOS đến Windows 95 cần chương trình điều khiển MSCDEX để thực hiện chương trình này còn Windows 98 trở lên thì tự nhận.

8.4. Băng từ

Mục tiêu :

- Trình bày được các đặc điểm và tính năng của băng từ

Nội dung

+ Băng từ có cùng công nghệ với các đĩa từ nhưng khác đĩa từ hai điểm :

Việc thâm nhập vào đĩa từ là ngẫu nhiên còn việc thâm nhập vào băng từ là tuần tự. Như vậy việc tìm thông tin trên băng từ mất nhiều thời gian hơn việc tìm thông tin trên đĩa từ.

Đĩa từ có dung lượng hạn chế còn băng từ gồm có nhiều cuộn băng có thể lấy ra khỏi máy đọc băng nên dung lượng của băng từ là rất lớn (hàng trăm GB). Với chi phí thấp, băng từ vẫn còn được dùng rộng rãi trong việc lưu trữ dữ liệu dự phòng.

Các băng từ có chiều rộng thay đổi từ 0,38cm đến 1,27 cm được đóng thành cuộn và được chứa trong một hộp bảo vệ. Dữ liệu ghi trên băng từ có cấu trúc gồm một số các rãnh song song theo chiều dọc của băng.

+ Có hai cách ghi dữ liệu lên băng từ :

Ghi nối tiếp : với kỹ thuật ghi xoắn ốc, dữ liệu ghi nối tiếp trên một rãnh của băng từ, khi kết thúc một rãnh, băng từ sẽ quay ngược lại, đầu từ sẽ ghi dữ liệu trên rãnh mới tiếp theo nhưng với hướng ngược lại. Quá trình ghi cứ tiếp diễn cho đến khi đầy băng từ.

Ghi song song : để tăng tốc độ đọc-ghi dữ liệu trên băng từ, đầu đọc - ghi có thể đọc-ghi một số rãnh kề nhau đồng thời. Dữ liệu vẫn được ghi theo chiều dọc băng từ nhưng các khối dữ liệu được xem như ghi trên các rãnh kề nhau. Số rãnh ghi đồng thời trên băng từ thông thường là 9 rãnh (8 rãnh dữ liệu - 1byte và một rãnh kiểm tra lỗi).

8.5. Bộ nhớ Flash

Mục tiêu:

- Nêu được cấu tạo của bộ nhớ Flash

- Trình bày được các chuẩn giao diện nối ổ cứng với máy tính

Đây là thiết bị lưu trữ dùng công nghệ bộ nhớ Flash, là dạng chip nhớ mà không cần đến điện năng để duy trì nội dung. Được lắp qua cổng USB hoặc qua khe Card riêng dùng để lưu trữ dữ liệu hoặc ảnh số. Dung lượng lưu trữ có thể lên tới hơn 1 GB nhưng giá thành rất đắt.

8.5.1. Các chuẩn giao diện nối ổ cứng với máy tính

Giao diện IDE-ATA

Giao diện đầu tiên được hãng IBM thiết kế để nối trực tiếp ổ cứng kèm mạch điều khiển với Bus của máy tính ATgọi là giao diện ATA (AT Attachment). Sau đó người ta kết hợp ổ đĩa và bộ điều khiển trong các ổ đĩa với giao diện ATA (mạch điều khiển ổ đĩa nằm luôn ở trên ổ đĩa) thì được gọi là giao diện IDE/ATA

Giao diện IDE (Intergrated Drive Electronics) là giao diện chỉ bất kỳ ổ đĩa nào có tích hợp bộ điều khiển đĩa, gồm 40 chân (được đánh số từ 1 đến 40), một bo mạch thường có 2 IDE (IDE 1 và IDE 2). Cáp IDE gồm 40 dây, tín hiệu truyền trên cả chân chẵn và chân lẻ, do vậy cáp không thể làm dài được, tối đa 46 cm (nếu dài sẽ gây nhiễu trên đường truyền và truyền dữ liệu với tốc độ thấp). Trongthực tế người ta hay gọi là chuẩn IDE.

Giao diện ATA được kiểm soát gồm đại diện nhiều nhà sản xuất máy tính, ổ đĩa và các linh kiện khác. Chịu trách nhiệm về tất cả các chuẩn giao diện liên quan tới giao diện lưu trữ ATA. Giao diện ATA được phát triển thành những phiên bản sau

ATA -1 (1986 - 1994) ATA - 2 (1996)

ATA -3 (1997) ATA - 4 (1998, còn gọi Ultra-ATA/33) ATA -5 (từ năm 1999- nay, còn gọi là Ultra-ATA/66/100/133 Mhz). Phiên bản ATA-5 được sử dụng rộng rái cho các máy tính tốc độ cao, ATA/66 Mhz thể hiện máy có thể truyền dữ liệu với tốc độ 66Mb/giây.

Để truyền tốc độ cao này cáp ATA được thiết kế 80 dây (Các chân nối đất và các chân tín hiệu xen kẽ nhau nhằm mục đích khử nhiễu). Khe IDE trên bo mạch thường có màu để quy định cắm cáp cho đúng (màu đỏ hoặc màu xanh).

Tuy nhiên tốc độ truyền còn phụ thuộc vào khả năng truy xuất dữ liệu của ổ đĩa cứng.

Giao diện SCSI (Small Computer System Interface)

Đặc điểm: Giao diện dùng để kết nối nhiều loại thiết bị trong một máy tính, lắp các ổ cứng có tốc độ trao đổi dữ liệu cao (thường được thiết kế trong các máy chủ).

+ Một bus SCSI hỗ trợ nhiều thiết bị (từ 4 -16 thiết bị: ổ cứng, ổ từ (tape), ổ quang từ (MO), ổ CD-ROM, ổ CD-Rewite).

+ Một số thiết bị ngoại vị truyền dữ liệu tốc độ cao đều dùng chuẩn SCSI (máy quét, máy in...).

+ Khi có một thiết bị SCSI như ổ cứng SCSI thường có mạch điều khiển SCSI (còn gọi là bộ điều hợp chủ Host Adapter) được tích hợp trên bo mạch chính. Nếu trên bo mạch không tích hợp thì phải dùng một Card SCSI riêng để điều khiển thiết bị.

Cáp truyền SCSI thường có 50 dây chân hoặc 68 dây tín hiệu. Một số ổ thiết kế cho máy chủ chân tín hiệu và chân nguồn nằm trên cùng một khe có 80 chân. Tín hiệu được truyền trên chân chẵn còn chân lẻ được tiếp đất (chân chẵn và lẻ được thiết kế xen kẽ nhau để khử nhiễu). Do đó tín hiệu có thể truyền đi xa được và cáp được thiết kế dài tới vài mét.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)