+ CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory): Thông tin được lưu trữ ngay sau khi sản xuất đĩa.
+ CD-R (Compact Disk Recordable) dùng tia laser để đọc/ghi dữ liệu.
Đĩa này có cấu trúc và hoạt động tương tự như đĩa CD thường. Điểm khác nhau là bề mặt đĩa được phủ một lớp kim loại mỏng. Trạng thái lớp kim loại được thay đổi dưới tác dụng của tia laser (đĩa chỉ được ghi một lần).
Đĩa này có cấu trúc và hoạt động tương tự như CD thường còn được gọi là WORM (Write Once Read Multiplec). Đĩa CD-R gồm các lớp sau:
Lớp phủ chống xước.
Lớp phim bảo vệ tia tử ngoại.
Lớp phim phản xạ (vàng hay hợp kim màu bạc 50 - 100 nm).
Lớp polycarbonat trong suốt (lớp nền)
Lớp nhãn đĩa
Lớp màu polyme là lớp chưá dữ liệu. Khi bị tia laser đốt cháy, lớp màu chuyển sang màu đen và đóng vai trò là các "pit" dữ liệu.
+ CD-RW (Compact Disk ReWritable) gồm các lớp sau:
Lớp phủ chống xước (phải có).
Lớp phim bảo vệ tia tử ngoại.
Lớp phim phản xạ (vàng hay hợp kim màu bạc 50 - 100 nm).
Lớp cách điện trên.
Lớp kim loại lưu trữ dữ liệu.
Lớp cách điện dưới.
Lớp polycarbonat trong suốt (lớp nền)
Lớp nhãn đĩa (không nhất thiết cần đến)
Sự khác nhau duy nhất giữa CD-R và CD-WR là lớp chứa dữ liệu. Nguyên tắc ghi dữ liệu dựa theo sự thay đổi trạng thái của lớp kim loại. Quá trình thay đổi trạng thái này có thể thay đổi bất kỳ tuỳ theo công suất laser, vì thế CD-RW có thể được ghi rồi xoá đi nhiều lần. Để thực hiện nguyên tắc trên, ổ CD-RW sử dụng 3 mức tia laser khác nhau:
Công suất cao (công xuất ghi) dùng để tạo lớp vô định hình (lớp không phản xạ)
Công xuất vừa (công xuất xoá) dùng để tạo lớp tinh thể (lớp phản xạ) Công xuất thấp (công xuất xoá) dùng để đọc dữ liệu như CD thường. Đĩa quang mật độ cao DVD (Digital Versatile Disk)
Là đĩa quang mới sẽ thay thế đĩa CD trong tương lai, có dung lượng lưu trữ dữ liệu lớn hơn và khả năng truy nhập nhanh hơn, do đó, DVD có khả năng lưu trữ phim, nhạc số và dữ liệu.
Nguyên tắc cấu tạo đĩa DVD giống CD nhưng có đặc điểm là :