Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 32)

2.2.7.1. Bệnh viêm tử cung

* Nguyên nhân

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], Phạm Sỹ Lăng và cs. 2002 [10], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh chủ yếu xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2

và làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Theo Lê Minh và cs. (2017) [17], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm.

- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ.

- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

- Lợn sau đẻ bị sót nhau xử lý không triệt.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao…

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm.

Theo Lê Văn Năm (2009) [18], cho biết có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ sai kỹ thuật dẫn đến muxin của chất nhày cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con (trong điều kiện cai sữa bình thường dạ con trở về khối lượng kích thước ban đầu khoảng 3 tuần sau đẻ). Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật.

Nguyên nhân chính do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng (Nguyễn Văn Thanh và cs. 2016) [23].

Mặt khác, nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus

hemolitica) và các loại Proteus vulgaris, Klebsiella, dung huyết E. coli, còn

có thể do trùng roi (Trichomonas foetus) và do nấm Candida albicans theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [6].

* Triệu chứng

Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [22], khi lợn nái bị viêm các chỉ tiêu lâm sàng như thân nhiệt và tần số hô hấp đều tăng. Lợn sốt theo quy luật sáng

sốt nhẹ 39 - 39,5°, chiều 40 - 41°C. Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mảnh tổ chức có mùi hôi tanh, dịch màu trắng đục hay hồng hoặc nâu đỏ, khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn.

Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.3. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung Chỉ tiêu phân biệt Thể viêm Thể nhẹ (+) Thể vừa (++) Thể nặng (+++) Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao Dịch viêm Màu Trắng đục hoặc trắng xám Vàng xanh, trắng đục Vàng sệt, có khi lẫn máu

Mùi Hôi tanh Tanh thối Thối khắm

Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn Đau có phản ứng Biểu hiện Lợn kém ăn Lợn ăn ít hoặc

bỏ ăn, hay nằm ì

Lợn ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn hoàn toàn Các thể viêm ở lợn:

+ Thể nhẹ (+) gọi là viêm tử cung nhờn: thân nhiệt bình thường, có khi hơi cao 39 - 39,5 ̊ C, kém ăn, có dịch tiết ra từ âm hộ, 12 - 72 giờ sau khi đẻ dịch lỏng có màu trắng đục hoặc xanh dạng sợi mùi hôi tanh. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sản lượng sữa của lợn mẹ.

+ Thể vừa (++) thuộc dạng viêm tử cung mủ, thân nhiệt lợn nái cao 39,5 - 40 ̊ C, lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nằm lì. Khi nằm có dịch từ âm hộ chảy ra màu vàng xanh lẫn mủ trắng đục, hơi sệt mùi tanh hôi.

+ Thể nặng (+++) thuộc dạng viêm tử cung mủ, thân nhiệt tăng cao từ 39,5 - 40 ̊ C, lợn nái ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn, dịch tiết ra từ âm hộ có dạng màu xanh vàng sệt, có khi lẫn máu, mùi tanh thối.Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt,

nhiều mủ đặc dính lại, cổ tử cung hơi mở, có mủ trắng đục chảy ra, mùi thối khắm. Trạng thái này xuất hiện chậm 7 - 8 ngày sau khi lợn đẻ. Bệnh thường ảnh hưởng đến sản lượng sữa.

2.2.7.2. Bệnh viêm khớp

* Nguyên nhân

- Do thiếu dinh dưỡng trước và sau đẻ.

- Tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và sụn.

- Do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi các vi khuẩn Streptococcus

suis, Mycoplasma Staphylococcus.

* Triệu chứng

- Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh 5 - 20%. - Bệnh thường xảy ra ở 3 thể:

+ Thể quá cấp tính: lợn chết rất nhanh, sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy có màu đục.

+ Thể cấp tính: lợn sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển lợn sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to.

+ Thể mãn tính: lợn còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe).

2.2.7.3. Bệnh bại liệt sau sinh

* Nguyên nhân

- Do dinh dưỡng: thiếu hụt canxi, phospho, vitamin D trong thời gian mang thai làm rối loạn quá trình vận chuyển canxi.

- Do giảm canxi huyết, xuất hiện khi lượng máu rất nhiều tập trung vào bầu vú sau khi đẻ và kết quả sự rối loạn chức năng hoạt động của tuyến phó giáp trạng, tuyến này bị xung huyết trong thời gian sinh đẻ.

- Do tác nhân cơ học: trong quá trình mang thai, sự di chuyển lợn lên chuồng đẻ lợn dễ bị trượt ngã.

- Do thời tiết: nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong dễ xảy ra bại liệt.

- Do thai quá to, tư thế và chiều hướng thai không bình thường.

- Do quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum.

* Triệu chứng

Thường có hai thể:

- Thể điển hình: chiếm 20% trong tổng số các ca bệnh, bệnh phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu đến lúc biểu hiện triệu chứng không quá 12 giờ. Lợn sốt cao (>41ºC), thở nhanh chân sau đứng không vững, lợn có thể giãy dụa cố để đứng dậy, chảy nước bọt, nuốt rất khó khăn, sau cùng lợn có thể hôn mê và chết.

- Thể nhẹ: chiếm đa số, lợn có hiện tượng co giật, thích nằm, ủ rũ, kém ăn nhưng không bị hôn mê. Bệnh xuất hiện 2 - 5 ngày sau khi sinh, lợn đi không vững và sau đó thường mất sữa.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)