Các số liệu thu thập được xử lý bằng công thức tính toán thường quy và trên phần mềm Excel. - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:
Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = ∑ số con khỏi bệnh
x 100 ∑ số con điều trị
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = ∑ số lợn còn sống đến cai sữa
x 100 ∑ số lợn con sơ sinh
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại
- Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,5 lứa/năm Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi Dehues Việt Nam.
- Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn khác của công ty hoặc xuất bán.
- Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.
Cơ cấu đàn từ năm 2018 đến tháng 12/2020 được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ năm 2018 đến tháng 12/2020
STT Chỉ tiêu khảo sát Thời gian Năm 2018 (con) Năm 2019 (con) Tháng 12/2020 (con) 1 Lợn đực giống 4 6 7 2 Lợn hậu bị 150 112 140 3 Lợn nái sinh sản 650 547 640 4 Lợn con 17145 14243 13858 Tổng 17949 14908 14645
(Nguồn: phòng kế toán trang trại)
Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn có sự biến dộng không đồng đều qua các năm. Số lượng các loại lợn là khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt.
- Sau 3 năm lợn duy trì lợn đực 4 - 7 con vì do trại vừa khai thác vừa lấy tinh giống ở ngoài về phối và loại thải con đực giống kém chất lượng.
+ Từ năm 2018 đến 2019 giảm 38 con còn 112 con.
- Do Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát gây ảnh hưởng tới cơ cấu đàn lợn hậu bị.
+ Từ năm 2019 đến tháng 12/2020 tổng bắt đầu tăng lên với 140 con. - Lợn có xu hướng tăng vì chủ trại muốn tăng cơ cấu đàn lợn nái sinh sản của trại lên và nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn phải loại thải.
- Số lượng lợn nái sinh sản cao nhất vào năm 2018 với 650 con, năm 2019 chỉ còn 547 con do không nhập được lợn hậu bị vì dịch bệnh đang bùng nổ. Đồng thời trại tiến hành loại thải những nái sinh sản kém bằng nái hậu bị để thay đổi cơ cấu đàn nái, trẻ hóa đàn nái nhằm tăng sản lượng và chất lượng đàn con. Vì vậy, số lượng lợn nái các năm sau giảm. Đến tháng 12/2020 tình hình dịch bệnh bắt đầu có kiểm soát, giá lợn tăng cao nên số lượng đã tăng lên 640 con. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.
- Số lượng lợn con cao nhất vào năm 2018 với 17145 con, năm 2019 với 14243 con, nhưng đến tháng 12/2020 số lượng lợn là 14645 con.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại trại con tại trại
- Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ
Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ. Tắm cho lợn nái bằng sát trùng và chuyển nái sang đẻ trước 7 - 10 ngày theo lịch dự kiến đẻ. Lợn có thẻ nái đầy đủ ở mỗi ô chuồng, cho uống nước tự do.
+ Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày: giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.
+ Sau ngày đẻ lợn nái đẻ: lượng thức ăn tăng dần 0,5 kg/con/ngày duy trì đến ngày 12 sau đẻ.
+ Trước 3 ngày cai sữa: giảm 1 kg/con/ngày.
- Quy trình dùng thuốc đối với lợn nái đẻ
+ Lợn có biểu hiện sắp đẻ: tiêm Dufamox, liều 1 ml/10 kg P. + Lợn đẻ được 2/3 số con: tiêm Oxytoxin, liều 0,1 ml/10 kg P.
- Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái
+ Người đỡ đẻ: cắt móng tay và vệ sinh tay sạch bằng nước sát trùng. + Kỹ thuật đỡ đẻ: một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch nhớt ở miệng, lỗ mũi và toàn thân cho lợn để kích thích hô hấp. Sau đó rắc bột lăn lên toàn bộ cơ thể đẻ lợn nhanh khô, giữ ấm cho cơ thể lợn con rồi cho lợn vào lồng úm.
+ Cắt rốn: buộc dây rốn đã có thuốc sát trùng ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần nút thắt bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm rồi sát trùng vùng cuống rốn bằng cồn iod rồi cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35°C.
+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ.
+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
+ Chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó
+ Biểu hiện
Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh.
Đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.
Mắt của lợn mẹ đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
Lợn mẹ kiệt sức sẽ thở nhanh, yếu ớt.
+ Cách can thiệp: dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát
trùng tay, bôi gel bôi trơn rồi đưa tay vào trong tử cung đưa lợn con ra ngoài.
+ Sử dụng thuốc:
Oxytoxin: tiêm vào gốc đuôi, liều 1 ml/10 kg P và lượng thuốc tùy vào từng trường hợp.
Catosal: tiêm bắp, liều 1 ml/10 kg P.
* Đối với đàn lợn theo mẹ đến khi cai sữa
- 1 ngày: ghép đàn và bấm số tai cho những đàn cần phải bấm theo quy định của trại.
- Từ 2 - 3 ngày: mài nanh, cắt đuôi, sát trùng lại rốn, cho uống cầu trùng và tiêm sắt.
- Từ 5 - 7 ngày: lắp máng tập ăn và cho lợn ăn và thiến lợn đực. - 7 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 1.
- 14 ngày: tiêm vắc xin Circo. - 21 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 2. - Từ 21 đến 26 ngày: cai sữa cho lợn con.
* Tập ăn sớm lúc 5 - 7 ngày tuổi.
Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên. Trang trại sử dụng loại thức ăn hỗn hợp dạng viên 3800 cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 7 kg của công ty De Heus.
* Cai sữa cho lợn con
Khi lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn có khối lượng từ 5,5 kg đến 7 kg, không mắc bệnh và có sức khoẻ tốt.
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng qua 6 tháng thực tập Thời gian Kết quả Nái chửa (con) Nái đẻ (con) Lợn con (con) Lợn hậu bị (con) 24/07 - 30/08 75 15 180 18 31/08 - 10/10 0 0 0 124 11/10 - 03/11 134 0 0 0 04/11 - 02/12 0 32 398 0 03/12 - 31/12 198 0 0 0 Tổng 407 47 578 142
Qua bảng 4.2 cho thấy, trong 6 tháng vừa qua em đã được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 407 con lợn nái chửa, 47 con lợn nái đẻ và 578 con lợn con. Số lượng lợn nái và lợn con có sự khác nhau như vậy do trong thời thời gian thực tập em đã được giao chăm sóc, nuôi dưỡng từ chuồng cai sữa đến chuồng bầu, sau đó là chuồng lợn con và cuối cùng là chuồng đẻ. Từ đó, em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, cách chăm sóc, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn cho thật tốt.
Đối với chuồng nuôi hậu bị, thao tác thường làm là cho lợn ăn theo khẩu phần thích hợp, dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra lợn động dục, theo dõi kiểm tra sức khỏe lợn.
Đối với chuồng lợn nái mang thai, thao tác thường làm như: cho lợn nái ăn, dọn vệ sinh, kiểm tra lợn lên giống, phối giống cho lợn nái, theo dõi sức khỏe của nái...
Đối với chuồng đẻ thao tác thường làm là: gạt máng cho lợn nái ăn, làm công tác vệ sinh, đỡ đẻ, thao tác hộ lý lợn con sau sinh và chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con...
Trong quy trình chăn nuôi, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn. Chính vì vậy cần cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo từng giai đoạn của lợn, nhất là đối với lợn nái. Cần chú ý theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con.
4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại
Để đánh giá quá trình sinh sản của đàn lợn nái nuôi con tại trại, em đã tiến hành thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản trực tiếp được phân công chăm sóc tại trại . Kết quả trình bày tại bảng 4.3 và bảng 4.4.
Bảng 4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại
Ngày Số nái đẻ (con) Nái đẻ bình thường Nái đẻ phải
can thiệp Số lợn con sinh ra (con) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 26/07 - 30/08 15 14 93.33 1 6,67 180 4/11 - 2/12 32 31 96,88 1 3,12 398 Tính chung 47 45 95,74 2 4,26 578
Qua bảng 4.3 cho thấy, trong 47 nái theo dõi có 45 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 95,74%, có 2 nái đẻ phải can thiệp chiếm tỷ lệ 4,26% và tổng số lượng con sinh ra là 578 con.
Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có
kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.
Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.
Bảng 4.4. Kết quả lợn con sinh ra tại trại
Tháng Số nái đẻ (con) Số lợn con sinh ra (con) Số lợn con trung bình đẻ/lứa (con) Số lợn con cai sữa (con) Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 26/07 - 30/08 15 180 12 174 96,67 04/11 - 02/12 32 398 12,43 387 97,23 Tính chung 47 578 12,22 561 97,06
Qua bảng 4.4 cho thấy, trong tổng 47 nái đẻ với 578 lợn con được sinh ra, trung bình số lợn con là 12,22 con/lứa/nái, số lợn con cai sữa là 561 con và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 97,06%.
Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái sinh sản cần quan tâm đến khẩu phần ăn điều chỉnh thức ăn thích hợp đối với từng nái, đặc biệt là nái tơ. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Khi lợn con mới sinh cần được bú sữa đầu sớm và nhiều nhất có thể, số lượng lợn nhiều thì tiến hành ghép đàn hoặc chia ra 2 đợt bú.
Ngoài ra, còn cần chú ý đến nhiệt độ và tốc độ gió. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp cần đưa lợn con vào úm, tránh nền để sàn ẩm ướt để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con, nên cho lợn con tập ăn sớm để phòng tiêu chảy, tăng khả năng tăng trọng của lợn và phải tránh gió lùa.
4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
4.4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh
Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại trong thời gian thực tập
Công việc Số lượng được giao (lần) Kết quả đã thực hiện Số lượng (lần) Tỷ lệ (%)
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 152 152 100
Phun sát trùng trong chuồng 83 83 100
Rắc vôi đường đi trong chuồng 80 80 100
Quét trong chuồng nuôi 152 152 100
Quét và rắc vôi ngoài chuồng 18 18 100
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã hoàn thành những công việc được giao và nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, dùng sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:
- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng, tắm, mặc quần áo lao động, đi ủng trước khi vào chuồng.
- Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa.
- Rắc vôi, quét dọn lối đi, phun sát trùng ngày 1 lần. - Cọ máng, sịt gầm ngày 1 lần.
Đối với chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã chuyển và sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ lợn đẻ vào.
4.4.2. Kết quả thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
- Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Do quản lý trại và kỹ thuật trại trực tiếp làm và em cũng được tham gia quá trình tiêm phòng vắc xin. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái đến lợn con để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con Bệnh được phòng Loại vắc xin Thời điểm phòng Liều