nái đẻ nuôi con và lợn con
2.2.4.1. Bệnh viêm tử cung
Viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái là một bệnh phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Trong quá trình đẻ, cổ tử cung của lợn nái mở ra, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Các vi khuẩn này sẽ được đào thải dần qua hai cơ chế đó là sự co bóp của tử cung và sự đấu tranh của hệ miễn dịch theo Jana và cs (2010) [18]. Tuy nhiên nếu quá trình hồi phục của tử cung bị ảnh hưởng cùng với sự đáp ứng không đầy đủ của hệ miễn dịch giúp cho vi khuẩn trong tử cung lợn nái tăng sinh mạnh mẽ và gây ra viêm tử cung theo Mateus và cs (2003) [19].
Viêm tử cung ở lợn mẹ còn làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở đàn lợn con Nguyễn Văn Thanh, (2007) [13]. Một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái bao gồm điều kiện vệ sinh không tốt Hultén và cs (2004) [17], lợn không cò đủ thời gian thích nghi với chuồng đẻ trước khi đẻ Papadopoulos và cs (2010) [21], và nhiệt độ môi trường cao Messias và cs (1998) [20], Quiniou và Noblet (1999) [22].
Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn... thường gây ra viêm nội mạc tử cung. Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [13], nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh...nhưng nguyên nhân chủ yếu do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.
Triệu chứng thường thấy ở lợn nái đẻ trong vòng 12-72 giờ. - Lợn kém ăn, sốt 39,5 - 41,5°C, tiết sữa kém.
- Toàn bộ bầu vú nóng đỏ hơn bình thường.
- 1-3 ngày sau đó thấy từ âm đạo có những chất nhờn đục trắng chảy ra liên tục và có mùi hôi tanh.
Thể mạn tính: lợn không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng đục tiết ra từ âm đạo dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai lợn.
Theo Trần Thị Dân (2004) [5], lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại. Theo Nguyễn Tài Năng và cs. (2016) [11], vệ
sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ bằng xà phòng, (xà phòng có tính sát khuẩn cao), vệ sinh sạch sẽ bầu vú và bộ phận sinh dục.
Theo Lê Văn Năm (2009) [10]. Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra nghiêm ngặt và bảo quản dụng cụ dẫn tinh đúng quy định không để bẩn và không để nhiễm khuẩn. Nếu lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục không đươc để đực nhảy trực tiếp hoặc khai thác lấy tinh.
2.2.4.2. Bệnh viêm khớp
Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E. Coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời bệnh làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn. Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn. Trên lợn nái vi khuẩn này không phải vi khuẩn gây bệnh quan trọng, tuy nhiên lợn nái mang mầm bệnh rất lâu trong hạch Amidan và cơ quan hô hấp ngoài ra còn có trên da, âm đạo, đây là nguồn lây bệnh cho lợn con khi đang theo mẹ. Trên lợn con khi cắt rốn, cắt đuôi, bấm nanh không tốt và khi trầy xước đầu gối thì lợn con có thể bị nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn tồn tại ở những cơ quan lây nhiễm và khi lợn con bị stress và giảm sức đề kháng thì vi khuẩn này xâm nhập vào trong đường máu gây nhiễm trùng huyết,
viêm màng não, viêm khớp, theo Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam (2006) [14]. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể heo con bằng đường rốn, vết thương ngoài da. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10- 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn 1- 6 tuần tuổi.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi. Hạn chế tối đa các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợn: thay đổi thức ăn, môi trường nuôi đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật, điều kiện vệ sinh thông thoáng kém. Cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên cung cấp vào thức ăn các dưỡng chất giúp cân bằng khẩu phần, hạn chế suy dinh dưỡng như dùng hàng ngày Biotin, ADE,..
2.2.4.4. Bệnh tiêu chảy ở lợn con
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli là một trong những trường hợp tiêu chảy phổ biến nhất trên lợn con mà những nhà chăn nuôi đang phải đối mặt. Trong thực tế, thường thấy bệnh tiêu chảy do trực khuẩn xảy ra phổ biến nhất ở lợn con còn nhỏ (giai đoạn 3 - 5 tuần tuổi) với biểu hiện tiêu chảy từ phân nhão, lỏng đến tiêu chảy nước. Thông thường, dạng tiêu chảy này xuất hiện với phân màu nâu nhạt và lỏng, hiếm khi thấy phân có lẫn dịch nhầy hoặc máu trong trường hợp nhiễm E.Coli. Trong suốt thời gian bệnh, lợn con vẫn hoạt động bình thường nhưng bị sút cân nhanh do tiêu chảy. Lợn con thường đáp ứng tốt với liệu trình điều trị bằng kháng sinh pha vào nước uống hoặc trộn thức ăn, tỷ lệ chết khá thấp, và lợn con yếu hoặc kém vận động thường cảm nhiễm với bệnh nhất.