Kết quả phòng bệnh cho lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty tnhh ngôi sao hy vọng (Trang 47)

4.2.3.1. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi hiện nay. Vệ sinh chuồng trại tốt sẽ giảm bớt các yếu tố gây bệnh, mầm bệnh từ môi trường, vệ sinh gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất nước, vệ sinh chuồng trại.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Stt Công việc Số lượng

(lần)

Kết quả (lần)

Tỷ lệ (lần)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 125 125 100 2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 11 11 100

3 Quét và rắc vôi đường đi 21 21 100

Công việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/tuần. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 2 lần/tuần. Chúng em đã thực hiện đúng theo yêu cầu, quy định của trại về công tác vệ sịnh sát trùng hàng ngày.

4.2.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại lợn Bệnh được phòng

Số lượng được tiêm (con)

Số lợn an toàn sau tiêm

(con) Tỷ lệ (%) Lợn nái Lở mồm long móng 40 40 100 E.coli 34 34 100 Dịch tả 40 40 100 Tai xanh 40 40 100 Giả dại 40 40 100 3 bệnh kép (Lepto, khô thai, đóng dấu) 40 40 100

Lợn con Cho uống Baytril 145 145 100

Cầu trùng (Coxzuril) 145 145 100 Thiếu máu lợn con (Fe+B12) 145 145 100 Tai xanh 114 114 100 Glasser 57 57 100 Suyễn (Respisure-one) 116 116 100 E.coli 83 83 100

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vaccine cần thiết phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con. Trong quá trình thực tập tại trại em đã được trưc tiếp tiêm phòng các loại vaccine như LMLM, E.Coli, và lợn nái sau khi đẻ tiêm amoxillin để chống viêm và oxytoxin trong 3 - 4 ngày để đẩy hết nhau thai còn sót lại ra ngoài phòng trường hợp gây ra các bệnh về đường sinh dục ở nái sinh sản.

Quy trình tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn con như sau: sau khi lợn con được đẻ ra 12h sẽ được cho uống baytril hoặc Octacin 1% phòng bệnh tiêu chảy, 3 ngày cho uống Coxzuril để phòng bệnh cầu trùng và tiêm prolongal để phòng bệnh thiếu máu, một tuần đầu sau đẻ lợn con sẽ được tiêm phòng vaccine suyễn 1 + glasser 1, lợn con 7 ngày tuổi cho đến 10 ngày tuổi được tiêm vaccine E.coli phòng bệnh E. coli sưng phù đầu, tuần thứ 2 sau khi đẻ lợn con sẽ được tiêm vaccine PRRS để phòng bệnh tai xanh, tuần thứ 3 sau khi đẻ lợn con sẽ được tiêm phòng vaccine suyễn 2 + glasser 2.

Bên cạnh đó cần phải kết hợp với các biện pháp phòng bệnh, cần phải thực hiện chúng một cách song song để vừa nâng cao được chất lượng sản phẩm, vừa phòng ngừa được tình hình dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến kinh tế.

4.2.3.3. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái và lợn con tại trại

Loại lợn Tên bệnh Tổng số lợn theo dõi (con) Tổng số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái Viêm tử cung 40 6 15,00 Lòi dom 40 1 2,50 Viêm khớp 40 3 7,50 Hội chúng hô hấp ở lợn (hậu bị) 20 20 100

Lợn con Tiêu chảy 145 35 24,13

Bảng 4.7 là kết quả tình hình mắc bệnh ở lợn nái cũng như lợn con tại trại. Ở lợn nái hậu bị tỷ lệ mắc bệnh về hô hấp là cao nhất chiếm 100%, nguyên nhân có thể do lợn chưa được cách li đủ thời gian cách ly ít nhất một tháng để theo dõi, do trong quá trình vận chuyển lợn bị ngạt do số lượng lợn nhốt trên xe quá chật, do nhiệt độ, hoặc do chúng đã có sẵn mần bệnh, lợn có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn, sốt, kỹ sư đã đưa ra phác đồ điều trị nhưng vẫn không khỏi, kỹ thuật trại đã yêu cầu lấy mẫu máu mang đi xét nghiệm, và kết quả là loại thải hết. Đối với lợn nái, các bệnh lợn mắc nhiều là bệnh viêm tử cung là cao nhất chiếm 15%, sau đó là bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 7,5% và thấp nhất là bệnh lòi dom chiếm 2,5%. Tỷ lệ lợn nái ở trại mắc bệnh viêm tử cung cao là do trong quá trình phối phương pháp phối không đúng kỹ thuật, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh không được bảo quản tốt, cũng có thể do lợn nái sau khi đẻ không được vệ sinh bộ phận sinh dục tốt dẫn đến vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Tình hình mắc bệnh ở lợn con qua bảng trên trong 145 lợn theo dõi có 35 lợn con bệnh tiêu chảy chiếm 24,13%, 2 con viêm khớp chiếm 1,4%. Nguyên nhân là do bẩm sinh, sàn bẩn, lợn con mới đẻ sức đề kháng yếu, nhiệt độ chuồng nuôi không hợp lý lợn con dễ bị ảnh hưởng và bị vi sinh vật xâm hại.

4.2.3.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Bỏ cột thuốc điều trị, liệu trình ở Bảng 4.8, viết thành phác đồ điều trị để ở trước hoăc sau bảng 4.8

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Loại lợn Tên bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn con điều trị (con) Tỷ lệ (%)

Khỏi Không khỏi Khỏi Không khỏi

Lợn nái Viêm tử cung 6 5 1 83,44 16,66 Lòi dom 1 0 1 0 100 Viêm khớp 3 2 1 66,66 33,44

Hội chứng hô hấp (hậu bị) 20 0 20 0 100 Lợn con Tiêu chảy 35 30 5 85,71 14,28 Viêm khớp 2 2 0 100 0

Kết quả bảng 4.8 cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái tại trại, bệnh viêm tử cung ở lợn nái đạt tỷ lệ khỏi khá cao 83,44%, thấp nhất là bệnh hội chứng hô hấp ở lợn nái hậu bị với tỷ lệ không khỏi là 100%. Bệnh tiêu chảy ở lợn con đạt tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 85,71%, bệnh viêm khớp ở lợn con chiếm tỷ lệ khỏi cao đạt 100%. Do phát hiện sớm và đưa ra hướng điều trị đúng đắn nhanh chóng nên tỷ lệ điều trị khỏi đạt kết quả cao như bệnh viêm khớp ở lợn con và lợn nái hay bệnh tiêu chảy ở lợn con, viêm tử cung ở lợn nái. Nguyên nhân bệnh hội chứng hô hấp ở lợn hậu bị không đạt kết quả khỏi bệnh là do lợn nhập về chưa cách ly đủ thời gian để theo dõi và kiểm tra xem có mầm bệnh, an toàn hay không. Phác đồ điều trị bệnh tại trại:

Bệnh viêm tử cung:

Gentamycin:15ml Amox: 10ml

Catosal hoặc Gluco K-C: 15ml Thụt rửa bằng nước muối sinh lý Điều trị đến khi khỏi.

Bệnh lòi dom:

Tiến hành xử lý nhét phần lồi vào rồi khâu lại, kết hợp sử dụng Amoxi 15% LA: 15ml.

Bệnh viêm khớp:

Amoxi LA: 10ml Dexa: 3ml

Điều trị 3-5 ngày. Lincomycin 10%: 12ml Dexa: 8ml Điều trị 3-5 ngày Ketoten: 7ml Catosal:7ml Điều trị 3-5 ngày. Catosal: 15ml Amoxi LA: 20ml Vitamin C: 15ml Điều trị 3-5 ngày Kết hợp xịt derma.

Hội chứng hô hấp (hậu bị):

Dynamutylin: 8ml Gluco K-C: 15ml Điều trị 5-7 ngày.

Bệnh tiêu chảy ở lợn con:

Clamoxyl: 0,5 ml/con Catosal: 1ml/con

Nhỏ Octacin 1% hoặc Baytril: 0,5ml/con Điều trị 3-5 ngày. Bệnh viêm khớp ở lợn con: Dexa: 0,5 ml/con Catosal: 1ml/con Xịt Derma Điều trị 3-5 ngày.

Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với kỹ thuật trại em đã rút ra được bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên lợn nái và lợn con như sau:

- Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả. - Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi.

- Để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy cần cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và cần phải giữ ấm cơ thể cho lợn con.

- Không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường.

- Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng cho con vật.

4.2.3.5. Kết quả quy trình chăm sóc lợn con

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên lợn con

Stt Tên công việc Số con

(con) Số con được thực hiện (con) Tỷ lệ (%)

1 Mài nanh, cắt đuôi, cân 145 145 100

2 Nhỏ thuốc Octacin 1% 145 145 100

3 Nhỏ thuốc Coxzuri 5% 145 145 100

4 Tiêm sắt Fe+B12 145 145 100

5 Thiến lợn đực con 145 64 44,14

Trong thời gian thực tập em đã được thực hiện nhiều thao tác và tích luỹ cho bả thân nhiều kỹ năng nghề trên đàn lợn con. Công việc mài nanh, cắt đuôi, tiêm Fe+B12 và cho uống Octacin 1% Coxzuril 5% cho lợn con là được thực hiện nhiều nhất với số lượng là 145 con trên tổng số 145 con chiếm tỷ lệ 100%. Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là 12h sau khi đẻ

nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau gây xây xát mặt và sau đó sẽ được cho uống Octacin 1% để phòng tiêu chảy.

Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm Fe+B12 giúp phòng bệnh thiếu máu, tăng cường sức đề kháng ở lợn con và tiêm với liều lượng 2ml/con.

Khi lợn được từ 7 - 10 ngày tuổi thì tiến hành thiến cho lợn con, số lợn con em được thiến là 64 con chiếm tỷ lệ 44,14% so với tổng lợn con đực toàn đàn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực tập tại trại lợn của Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng, thị trấn Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, em có một số kết luận như sau:

- Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng:

+ Trực tiếp đỡ đẻ và chăm sóc, nuôi dưỡng 40 nái sinh sản.

+ Hằng ngày cho ăn, dọn dẹp vệ sinh, sát trùng, kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe, lên giống, sảy thai,...

+ Chăm sóc lợn con: pha sữa cho lợn con gầy bú, tập ăn cho lợn con, thực hiện các thao tác thiến, cắt đuôi, bấm nanh,..

- Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật và bộ phận thanh tra, giám sát của công ty. Tuy nhiên, do lịch tiêm phòng quá gần với ngày phối giống, có khi lợn nái đã phối vẫn tiêm phòng nên ảnh hưởng đến tỷ lệ phối đạt của lợn nái.

- Công tác vệ sinh: hệ thống chuồng kín nhưng vẫn đảm bảo nhiệt độ phù hợp với lợn. Hàng ngày quét dọn vệ sinh chuồng trại, rắc vôi và phun sát trùng theo quy định của trại.

- Công tác phòng bệnh: trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở trại đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc - xin đầy đủ.

Nội dung của kết luận này cần viết khái quát, ngắn gọn lại, không đưa các tên thuốc vào kết luận

5.2. Đề nghị

- Ưu tiên công tác vệ sinh tốt trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Tăng cường chăm sóc quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại kinh tế cao.

- Hướng dẫn và kiểm tra công việc để kịp thời điều chỉnh.

- Nhà trường và Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y tiếp tục tạo điều cho các bạn sinh viên khóa sau được đi thực tế đến các trang trại chăn nuôi thực tập nhiều để có được nhiều kiến thực tế và nâng cao tay nghề cho sinh viên trước khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2002), Phòng trị bệnh cho heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Công ty Pig Việt Nam (1998), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Công ty thức ăn Cargill Việt Nam (2004), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh.

6. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyên Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996). Giáo trình sinh lý học gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

8.Trương Lăng (2002). Một số đặc điểm sinh học của lợn con, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1999), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

10.Lê Văn Năm (2009). Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông Nghiệp. Hà Nội.

11.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

12.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004). Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13.Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2002), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

14.Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam (2006). Một số bệnh trên heo và cách điều trị.

http://thuvienso.bafu.edu.vn/Upload/Collection/brief/1112201573410M

OTSOBENHTRENHEOtt.pdf.

15.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017). Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

16.Glawisschning, Bacher (1992)“The Efficacy of Costat on E.coli infectedweaning pigs”. 12th IPVS congress, August.

17.HulténF, Persson A, Eliasson-Selling L, Heldmer E, Lindberg M, Sjogren U, Kugelberg C. and Ehlorsson C. J (2004). Evaluation of environmental and managementrelated risk factors associated with chronic mastitis in sows. Am J Vet Res.

18.Jana B., Jaroszewski J., Kucharski J., Koszykowska M., Górska J. and Markiewicz W. (2010). Relationship between endotoxin and prostaglandin (PGE2 and PGFM concentration and ovarian function in dairy cows with puerperal endometritis. Anim Reprod Sci.

19.Mateus L., Lopes D., Costa L., Diniz P. and Ziecik A. (2003). Participation of Prostaglandin E2 in Contractile Activity of Inflamed Porcine Uterus. Acta Vet. Brno.

20.Messias de Braganc M., Mounier A.M. and Prunier A. (1998). Does feed restriction mimic the effects of increased ambient temperature in lactating sows? J. Anim Sci.

21.Papadopoulos G. A., Vanderhaeghe C., Janssens G. P., Dewulf, J. and Maes, D. G. (2010). Risk factors associated with postpartum dysgalactia syndrome in sows. Vet J.

22.Quiniou N. and Noblet J. (1999). Influence of high ambient temperatures on performance of multiparous lactating sows. J Anim Sci.

23.Smith, B., Martineau G and Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Hình 1: Chuẩn bị tinh Hình 2: Phối tinh cho lợn

Hình 5: Phun sát trùng Hình 6: Chuyển cám vào chuồng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty tnhh ngôi sao hy vọng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)