Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty tnhh ngôi sao hy vọng (Trang 39)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục.

Smith và cs. (1995) [23], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Glawisschning và Bacher (1992) [16], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đàn lợn nái ngoại [Yorshire & Landrace] giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Trại lợn Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng thị trấn Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian tiến hành: từ ngày 24/07/2020 đến ngày 03/01/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.

Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái. Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái.

Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn của trại.

- Cơ cấu của đàn lợn nái sinh sản tại trại. - Một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái của trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

* Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở chúng em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại

Trực tiếp thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại cơ sở. * Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nái nuôi tại trại và theo dõi đánh giá hiệu quả.

* Chẩn đoán và điều trị bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con. - Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tiến hành theo dõi lợn thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, dịch rỉ viêm, phân..., tình trạng sức khỏe của lợn con, khả năng vận động, màu phân.... Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn.

- Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng cách theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng.

* Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin.

+ Điều tra trực tiếp: Hỏi phụ trách, kĩ sư trong chuồng của trại và thông qua sổ sách.

+ Theo dõi trực tiếp để lấy thông tin: Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái đẻ để lấy thông tin và dữ liệu.

3.4.3. Công thức tính và xử lý số liệu 3.4.3.1.Các công thức tính 3.4.3.1.Các công thức tính 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑚ắ𝑐 𝑏ệ𝑛ℎ (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 𝑚ắ𝑐 𝑏ệ𝑛ℎ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑑õ𝑖 × 100 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ℎế𝑡 (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 𝑐ℎế𝑡 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 𝑚ắ𝑐 𝑏ệ𝑛ℎ× 100 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑘ℎỏ𝑖 𝑏ệ𝑛ℎ (%) =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 𝑘ℎỏ𝑖 𝑏ệ𝑛ℎ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟ị × 100

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng thị trấn Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm từ 2018 đến trấn Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm từ 2018 đến cuối năm 2020

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng qua 2 năm 2018, 2019 và 4 tháng cuối năm 2020

STT Giống lợn Năm 2018 (con) 2019 (con) 4 tháng cuối 2020 (con) 1 Lợn đực giống 2 2 1 2 Lợn nái sinh sản 90 122 40 3 Lợn con 2200 3340 145 4 Lợn thịt 1980 3335 133 5 Tổng 4272 6799 321

(Nguồn: Số liệu thống kê của trại trong 3 năm)

Qua bảng trên ta có thể thấy: kết quả sản xuất của trại thay đổi theo từng năm: số lợn đực giống năm 2018 và 2019 là 2 con, nhưng đến 4 tháng cuối năm 2020 chỉ còn một con do số lượng nái ít. Nái sinh sản từ năm 2018 là 90 nái, tới năm 20 đã tăng lên 122 nái, tới 4 tháng cuối 2020 giảm xuống 40 nái. Nhìn chung tất cả số lợn trong trang trại từ năm 2018 đến năm 2019 đều tăng, cụ thể là tổng đàn tăng từ 4272 ở năm 2018 lên thành 6799 con ở năm 2019. Tuy nhiên, 4 tháng cuối năm 2020 quy mô tổng đàn lại giảm xuống rất mạnh còn 321 con. Có sự sụt giảm mạnh như vậy là do đàn lợn trong trang trại gặp vấn đề về sức khỏe do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, vì thế trại đã thâm hụt khá nhiều,

để bắt đầu lại thì ban đầu trại sẽ nuôi với số lượng nái ít, sau tăng dần để đảm bảo đầu vào cũng như đầu ra và không bị thâm hụt quá lớn khi có rủi ro.

Từ năm 2018 đến đầu năm 2019 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Những lợn nái nhập về trại sẽ được theo dõi tỉ mỉ các số liệu có liên quan đến từng nái như: số tai, ngày phối giống, số lứa đẻ, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con sơ sinh, số con chọn nuôi, ngày cai sữa... sẽ được ghi trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng. Vẫn có sự loại thải những con nái bệnh tật không điều trị khỏi, sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống nên số lượng lợn nái trong ba năm có xu hướng thay đổi. Những nái sinh sản được nhập thêm về trại chủ yếu nhằm gia tăng quy mô đàn cũng như phát triển chăn nuôi theo hướng ổn định hơn. Tuy nhiên do trục trặc và nhiều tác nhân bên ngoài đã gây ra hậu quả khá nghiêm trọng về quy mô đàn cũng như kinh tế của cả Công ty nói chung và trang trại nói riêng.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại Bảng 4.2. Tỷ lệ phối đạt của lợn nái, và số lượng lợn nái chăm sóc tại trại Bảng 4.2. Tỷ lệ phối đạt của lợn nái, và số lượng lợn nái chăm sóc tại trại

qua các tháng Tháng Số lợn nái phối giống (con) Số lợn nái phối đạt (con) Tỷ lệ phối đạt (%) Nái đẻ nuôi (con) Số lượng lợn con (con) 27/7/2020 2 0 0 0 0 8/2020 5 4 80 0 0 9/2020 7 6 85,71 0 0 10/2020 14 10 71,42 0 0 11/2020 12 12 100 4 63 12/2020 0 0 0 6 88 Tổng 40 32 56,18 10 151

Sau thời gian thực tập, được sự chỉ bảo của các anh chị kỹ thuật trong trại, bản thân em cũng đã rút ra được những kinh nghiệm riêng cho mình, học hỏi và mở mang được nhiều kiến thức bổ ích từ những loại thức ăn hỗn hợp dành riêng cho từng thời kỳ của lợn nái hậu bị, sinh sản cho đến lợn con theo mẹ và sau cai sữa, đến cách phân chia khẩu phần ăn sao cho phù hợp với từng lợn nái ví dụ như đối với lợn nái hậu bị thì cho ăn cám HS-106S cám dành cho nái ngoại nuôi con vì trong cám có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên cho nái hậu bị ăn từ 0,8-3kg/con/ngày chia làm hai bữa, tùy vào thể trạng lợn, và cho ăn tăng dần đạt khối lượng để phối giống. Lợn nái mang thai từ ngày thứ 85 sẽ phải cho ăn tăng lượng thức ăn, từ ngày 85 đến gần ngày đẻ tăng đến khoảng 3,5 kg/ngày, từ 85-100 ngày vẫn ăn cám nái mang thai, còn từ ngày thứ 100 đến khi đẻ cho ăn cám nái nuôi con. 3 ngày trước đẻ giảm lượng thức ăn mỗi ngày 0,5kg.

Tỷ lệ phối đạt qua các tháng cuối tháng 7 phối 2 con nhưng đều không đạt, đến tháng 8 tỷ lệ phối đạt là 80 % tăng so với cuối tháng 7 vì cuối tháng 7 mới bắt đầu đến giai đoạn phối nên có thể do chưa chẩn đoán đúng ngày lên giống phù hợp để phối. Đến tháng 9 tỷ lệ phối đạt 85,71 % tăng dần so với tháng 7 và 8, tháng 10 tỷ lệ phối đạt giảm còn 71,42 % số lợn nái phối đạt có 10 con trong tổng 14 con được phối, tháng 11 phối 12 con thì đạt cả 12 con tỷ lệ 100%. Nói chung tỷ lệ phối đạt qua các tháng lúc tăng lúc giảm cũng do nhiều yếu tố, do chưa xác định được chính xác thời kỳ phối giống, kỹ thuật phối, ít nhiều do chăm sóc nuôi dưỡng hoặc do lịch tiêm phòng vắc- xin cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai của lợn nái.

Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ, tắm chải cho lợn bầu trước khi đẻ 7 ngày, tuy nhiên cũng không nên tắm lợn nái thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái và lợn con dễ nhiễm bệnh. Cần phải giữ cho nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng mùa. Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp

đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn con và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình đỡ đẻ cho lợn nái tại trại

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 8/2020 0 0 0 0 0 9/2020 0 0 0 0 0 10/2020 0 0 0 0 0 11/2020 4 4 100 0 0 12/2020 6 6 100 0 0

Do số lượng lợn nái ít, tỷ lệ phối đạt cũng chưa cao nhiều nái còn bị sảy thai, không đậu thai,...và số lượng nái đẻ chủ yếu được phối vào tháng 8, đến tháng 11 và 12 có tổng là 10 nái đẻ tỷ lệ đạt 100% và không có con nào phải can thiệp đẻ khó. Số lợn nái dự kiến đẻ sẽ vào các tháng từ tháng 1 trở đi. Vậy số lợn nái đã đẻ là 10/33 con. Số còn lại hầu hết là những nái đang chờ đẻ, mang thai, và còn một số ít chờ phối (do phối không đạt). Qua thời gian thực tập, học tập tại trang trại em đã học được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân như: được học kỹ năng đỡ đẻ, hoàn thành được các thao tác như lau sạch dịch nhớt trên người lợn con tránh lợn bị ngạt khí hay buộc rốn cắt rốn sao cho lợn con không bị mất máu và cho ra ngoài bú sữa đầu sớm nhất có thể. Khi lợn con ra ngoài bị ngạt cần hô hấp nhân tạo ngay, lau sạch dịch ở mũi, 2 tay nắm chắc 2 chân của lợn con đưa lên đưa xuống nhịp nhàng.

4.2.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh sản về số lượng lợn con của lợn nái

Tháng Nái đẻ (con) Số lợn con đẻ ra/tháng (con) Số lợn con cai sữa (con) Tỷ lệ lợn con cai sữa (con) 11/2020 4 63 57 90,5 12/2020 6 88 88 100 Tổng 10 151 145 90,25

Qua bảng 4.4 cho thấy:

Trong quá trình thực tập em theo dõi 10 lợn mẹ, tổng số lợn con sơ sinh là 151 con, số lợn con sống sót 145 chiếm tỷ lệ 96,02%, số lợn con cai sữa là 145 con và đạt tỷ lệ cai sữa là 90,25%. Tháng 11 lợn con cai sữa đạt tỷ lệ 90,5%, trung bình số lợn con của một nái đẻ được khoảng 15,75 con, số lợn con cai sữa trung bình một đàn khoảng 14,25 con. Tháng 12 tỷ lệ cai sữa đạt 100%, số lợn con trung bình của một nái đẻ được khoảng 14,66 con. Số lợn con chết 6 con, do lợn con đẻ ra thai khô, chết do quá yếu, do loại thải, đa phần lợn con chết khi vừa mới sinh ra.Vì vậy trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cần để ý để giảm tỷ lệ chết của lợn con nếu can thiệp được để không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.

4.2.3. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái tại trại

4.2.3.1. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi hiện nay. Vệ sinh chuồng trại tốt sẽ giảm bớt các yếu tố gây bệnh, mầm bệnh từ môi trường, vệ sinh gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất nước, vệ sinh chuồng trại.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Stt Công việc Số lượng

(lần)

Kết quả (lần)

Tỷ lệ (lần)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 125 125 100 2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 11 11 100

3 Quét và rắc vôi đường đi 21 21 100

Công việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/tuần. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 2 lần/tuần. Chúng em đã thực hiện đúng theo yêu cầu, quy định của trại về công tác vệ sịnh sát trùng hàng ngày.

4.2.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại lợn Bệnh được phòng

Số lượng được tiêm (con)

Số lợn an toàn sau tiêm

(con) Tỷ lệ (%) Lợn nái Lở mồm long móng 40 40 100 E.coli 34 34 100 Dịch tả 40 40 100 Tai xanh 40 40 100 Giả dại 40 40 100 3 bệnh kép (Lepto, khô thai, đóng dấu) 40 40 100

Lợn con Cho uống Baytril 145 145 100

Cầu trùng (Coxzuril) 145 145 100 Thiếu máu lợn con (Fe+B12) 145 145 100 Tai xanh 114 114 100 Glasser 57 57 100 Suyễn (Respisure-one) 116 116 100 E.coli 83 83 100

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vaccine cần thiết phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con. Trong quá trình thực tập tại trại em đã được trưc tiếp tiêm phòng các loại vaccine như LMLM, E.Coli, và lợn nái sau khi đẻ tiêm amoxillin để chống viêm và oxytoxin trong 3 - 4 ngày để đẩy hết nhau thai còn sót lại ra ngoài phòng trường hợp gây ra các bệnh về đường sinh dục ở nái sinh sản.

Quy trình tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn con như sau: sau khi lợn con được đẻ ra 12h sẽ được cho uống baytril hoặc Octacin 1% phòng bệnh tiêu chảy, 3 ngày cho uống Coxzuril để phòng bệnh cầu trùng và tiêm prolongal để phòng bệnh thiếu máu, một tuần đầu sau đẻ lợn con sẽ được tiêm phòng vaccine suyễn 1 + glasser 1, lợn con 7 ngày tuổi cho đến 10 ngày tuổi được tiêm vaccine E.coli phòng bệnh E. coli sưng phù đầu, tuần thứ 2 sau khi đẻ lợn con sẽ được tiêm vaccine PRRS để phòng bệnh tai xanh, tuần thứ 3 sau khi đẻ lợn con sẽ được tiêm phòng vaccine suyễn 2 + glasser 2.

Bên cạnh đó cần phải kết hợp với các biện pháp phòng bệnh, cần phải thực hiện chúng một cách song song để vừa nâng cao được chất lượng sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty tnhh ngôi sao hy vọng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)