Hàn nối ống Polyethylene (PE)

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành lắp đặt đường ống (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 76 - 81)

Hình 3.14 Máy hàn ống PE 1) Ống

2) Lá nhiệt 3) Máy vát mép

4) Tay cầm điều chỉnh áp suất

3.3.1 Đặc tính của ống polyethylene

- Ống polyethylene khá yếu ở trong môi trường nhiệt độ cao; hóa mềm ở nhiệt độ 90℃, và tan chảy ở nhiệt độ 200℃.

- Khối lượng riêng của ống polyethylene là 0.92-096, tương đương 2/3 khối lượng riêng của ống polyvinyl chloride. Ống này khá nhẹ, tính dẻo caom độ chống va đập tốt.

- Loại ống này bao gồm các Loại 1 (mềm) và Loại 2 (cứng) sử dụng trong các nhà máy nước có nhiệt độ công tác là 7.5 kg/cm2 hoặc thấp hơn, còn có Loại 1 (mềm) và Loại 2 (cứng) sử dụng cho các mục đích bình thường.

- Các phương pháp nối ống polyethylene bao gồm phương pháp làm chảy, phương pháp nối mặt bích và phương pháp nối ren. Gần đây phương pháp nối chèn lạnh sử dụng màu một bên đang được sử dụng.

Hình 3.15 Đầu nối có ren vít của ống PE 1) Phần than

2) Phần đỉnh 3) Phần kẹp 4) Vòng áp suất 5) Vòng chống thấm

- Phương pháp làm chảy và phương pháp nối ren được sử dụng cho những ống có đường kính nhỏ, và phương pháp nối mặt bích được sử dụng cho những ống có đường kính lớn. Phương pháp làm chảy còn được tiếp tục phân loại thành làm chảy kiểu li hợp, làm chảy kiểu nối tiếp, làm chảy kiểu yên.

3.3.2 Trình tự thực hiện

a Chuẩn bị

- Chuẩn bị nguyên vật liệu và công cụ: Ống PE, máy hàn ống PE, máy cắt ống, kính bảo hộ…

Hình 3.16 Mối ghép li hợp cho ống PE cần hàn

- Hoàn thiện việc nối các mối của các ống được nối, và lau sach khu vực nối bằng acetone và khăn mềm.

- Kẹp mối ghép li hợp và ống vào bàn kẹp, sau đó nung chúng trong lò nung ở nhiệt độ 260℃ để làm chúng chảy ra . (Nung trong khoảng 20 giây)

- Lấy chúng ra khỏi lò nhưng vẫn ấn vào chỗ nối với một lực không đổi trong vòng khoảng 40 giây. Tăng thêm lực có thể khiến chỗ nối bị biến dạng, ví dụ như tạo ra lỗ thủng.

- Sau đó, làm mát chỗ nối trong vòng 3 phút, sau đó kiểm tra tình trạng chảy.

- Kiểm tra hình dáng và kích thước sau khi nối - Giữ cho nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp.

c. Thực hiện làm chảy kiểu nối tiếp.

- Hoàn thiện mối nối của các ống được nối, lau sạch chỗ nối bằng acetone và khăn mềm.

- Kẹp cả 2 ống lên bàn kẹp, sau đó nung chúng trong lò ở nhiệt độ 210℃

để làm chúng tan chảy. (Nung trong khoảng 30 giây)

- Lấy chúng ra khỏi lò nung nhưng vẫn tiếp tục ấn giữ chúng bằng một lực không đổi trong khoảng 1-2 phút. Phần nối tiếp của cả 2 ống sẽ phồng lên để tạo thành mối nối.

Hình 3.17 Mối ghép nối tiếp cho ống PE

- Sau đó, làm mát chỗ nối trong 3 phút, sau đó kiểm tra tình trạng chảy. - Kiểm tra hình dáng và kích thước sau khi nối

- Giữ cho nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp.

d. Thực hiện làm chảy kiểu yên.

Hình 3.18 Mối ghép kiểu yên cho ống PE

- Khoan một lỗ trên ống chính để gắn ống nhanh, lau sạch chỗ nối giữa ống chính và lỗ vừa khoan bằng acetone và khăn mềm.

- Kẹp mối ghép li hợp và ống trên bàn kẹp, sau đó nung chúng trong lò nung ở nhiệt độ 260℃ để làm chúng tan chảy. (Nung khoảng 60 giây)

- Lấy chúng ra khỏi lò nhưng vẫn ấn vào chỗ nối với một lực không đổi trong vòng khoảng 60 giây. Tăng thêm lực có thể khiến chỗ nối bị biến dạng, ví dụ như tạo ra lỗ thủng.

- Sau đó làm mát chỗ nối trong 5 phút, sau đó kiểm tra tình trạng chảy. - Kiểm tra hình dáng và kích thước sau khi nối

- Giữ cho nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp.

Bài tập 3-4. Nối ống polyethylene (PE)

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành lắp đặt đường ống (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)