3. Mặt số lớn 6 Mặt số nhỏ 9 Nắp
10.1.1 Cấu tạo và công dụng
* Cấu tạo
Calíp gồm có thân 1 và hai đầu đo: đầu qua 2 và đầu không qua 3 (hình vẽ 10.1a). Đầu qua có chiều dài lớn hơn đầu không qua.
Đầu qua ký hiệu là Q; Đầu không qua ký hiệu là KQ
Kích thước danh nghĩa của đầu qua được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất, kích thước danh nghĩa của đầu không qua được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của chi tiết cần kiểm tra.
Để thuận tiện cho việc sử dụng, calíp nút dùng cho những phạm vi kích thước khác nhau được chế tạo theo những kết cấu khác nhau. Hình vẽ giới thiệu một số kiểu calíp nút theo TCVN2753 - 78- TCVN - 2780 - 78 ( Hình 10.1)
Ví dụ: Cần kiểm tra lỗ có kích thước Ø30H7
Tra bảng dung sai và lắp ghép ta có Ø30+0,021 chọn calíp kiểm tra có kích thước danh nghĩa đầu qua là : dQ = 30mm và kích thước danh nghĩa đầu không qua là: dKQ = 30,021 mm.
Hình 10.1 Ca líp nút
Qua ví dụ trên ta thấy mỗi calíp chỉ dùng để kiểm tra một kích thước nhất định của một loạt chi tiết, các chi tiết khác có cùng kích thước danh nghĩa cũng không dùng được.
- Ví dụ: Calíp dùng để kiểm tra lỗ Ø30H7 không dùng để kiểm tra lỗ Ø30H6 hoặc lỗ Ø30H8 được.
* Công dụng
Calíp nút dùng để kiểm tra kích thước của lỗ, rãnh các chi tiết gia công khi sản xuất hàng loạt.
10.1.2 Cách sử dụng và bảo quản * Cách sử dụng:
Khi kiểm tra ta đưa nhẹ nhàng các đầu đo của calip vào lỗ của chi tiết. Nếu đầu qua đi qua được lỗ, đầu không qua không đi qua được lỗ thì kích thước đạt yêu cầu.
Nếu đầu qua không đi qua được lỗ thì kích thước thực của chi tiết còn nhỏ hơn kích thước giới hạn nhỏ nhất cho phép.
Nếu đầu không qua đi qua được lỗ thì kích thước thực của chi tiết lớn hơn kích thước giới hạn lớn nhất cho phép.
Trong cả hai trường hợp trên, chi tiết đều không đạt yêu cầu. * Cách bảo quản:
- Trước khi kiểm tra cần lau sạch calíp và chi tiết cần kiểm tra
- Khi đưa chi tiết vào calíp để kiểm tra cần giữ tâm của calíp trùng với tâm lỗ kiểm tra.
- Không được ấn mạnh calíp vào lỗ của chi tiết
- Tuyệt đối không kiểm tra khi chi tiết đang quay hoặc chi tiết còn nóng - Không được dùng các vật khác đóng vào các đầu đo của calíp
- Sau mỗi ca làm việc cần lau chùi calíp cẩn thận bằng giẻ sạch và bôi dầu vào các mặt đo.
10.2 Ca líp hàm
10.2.1 Cấu tạo và công dụng
* Cấu tạo (Hình 10.2)
Cũng giống như calíp nút, calíp hàm cũng có thân và hai hàm đo, trong đó có một hàm đo qua và một hàm không qua, được ký hiệu là Q và KQ
Hình 10.2. Calip hàm
Khác với calíp nút, kích thước danh nghĩa của hàm qua được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất, kích thước danh nghĩa của hàm không qua được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của kích thước cần kiểm tra.
Ví dụ khi cần kiểm tra kích thước trục: 45 Kích thước danh nghĩa của hàm qua là: DQ = dmax = 45+ 0,012 = 45,012mm
kích thước danh nghĩa của hàm không qua :
DKQ = dmax = 45+ (- 0,008) = 44,992mm
Calíp hàm được chế tạo theo nhiều kiểu dùng cho những phạm vi đo khác nhau
* Công dụng
Calíp hàm dùng để kiểm tra kích thước của chi tiết trục trong sản xuất hàng loạt.
10.2.2 Cách sử dụng và bảo quản
Cũng như calíp nút, khi sử dụng ta đưa nhẹ nhàng calíp qua chi tíêt, nếu đầu qua đi qua, đầu không qua không đi qua được chi tiết thì kích thước của chi tiết đạt yêu cầu.
Cần chú ý, khi kiểm tra không dùng tay ấn mạnh calíp vào chi tiết mà chỉ đưa nhẹ calíp, do trọng lượng bản thân calíp sẽ đi qua chi tiết.
Sử dụng nhẹ nhàng, tránh những va chạm làm sây xát, biến dạng các hàm đo của calíp.
Sau mỗi ca làm việc, cần lau chùi calíp bằng dẻ sạch và bôi dầu mỡ vào các hàm đo.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày phương pháp sử dụng và cách bảo quản của các loại calíp? 2. Trình bày công dụng, cấu tạo của calíp nút, calíp hàm. Căn cứ vào đâu để xác định kích thước danh nghĩa các đầu đo của calíp.
3. Chọn loại calíp để kiểm tra các kích thước sau:
- Kích thước trục Ø4000,,0407, Ø60 ± 0,08 - Kích thước lỗ Ø100±0,011 , Ø70 0,030 052 , 0
Chương 11 Dụng cụ đo góc Giới thiệu
Dung cụ đo góc gồm nhiều loại khác nhau, có thể đo góc bằng những dụng cụ đo góc chuyên dùng như: góc mẫu, ke, calíp côn, thước đo góc vạn năng v. v... cũng có thể đo góc bằng những dụng cụ đo chiều dài ( thước cặp, panme, đồng hồ so, căn mẫu v.v...). Ngoài những dụng cụ đo thì phương pháp đo cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của việc đo kiểm. Để đo góc được thuận tiện đạt độ chính xác, hiệu quả cao, nội dung trong chương giới thiệu các dụng cụ đo góc thông qua các phương pháp đo trực tiếp và đo gián tiếp.
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, phương pháp sử dụng dụng cụ đo góc;
- Phân biệt được độ chính xác của dụng cụ đo góc; - Sử dụng thành thạo dụng cụ đo góc để đo kiểm;
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong quá trình sử dụng dụng cụ đo góc và trong đo kiểm.