3. Mặt số lớn 6 Mặt số nhỏ 9 Nắp
11.1.1 Đo góc bằng mẫu, ê ke, calíp côn
11.1.1.1 Góc mẫu
Dùng để đo và kiểm tra góc, chia khấc vạch trên các dụng đo góc, kiểm tra các calip đo góc.
Góc mẫu là những khối thép được chế tạo chính xác theo hai loại: loại hình tam giác và loại hình tứ giác (hình 11.1)
Loại hình tam giác có một góc đo, loại hình tứ giác có 4 góc đo. Trị số đo của các góc cách nhau 10, cách nhau 10’, cách nhau 1’, và có góc mẫu trong đó một góc bằng 10000’30’’.
Cũng như căn mẫu, góc mẫu được chế tạo thành từng bộ 94 miếng, 36 miếng, 19 miếng và 5 miếng.
Khi dùng góc mẫu, có thể dùng từng miếng riêng hoặc có thể ghép nhiều miếng lại với nhau bằng những dụng cụ kẹp. Phạm vi đo của góc mẫu từ 100 đến 3500 (cách nhau 300).
Hình 11.1. Góc mẫu
Phương pháp chọn góc mẫu tương tự như phương pháp chọn căn mẫu. Khi đo, đặt góc mẫu sát vào cạnh của góc cần kiểm tra, sau đó đưa ngang lên tầm mắt nhìn khe sáng giữa hai mặt tiếp xúc giữa góc mẫu và vật đo; nếu khe sáng đều thì góc nhìn của vật đo đúng với góc mẫu .
Góc mẫu được chế tạo theo hai cấp chính xác. Góc mẫu cấp chính xác 1 cho phép dung sai của góc là ±10”, góc mẫu cấp chính xác 2 cho phép dung sai của góc là ± 30”. Độ thẳng các mặt đo của góc mẫu cho phép sai lệch 0,3(m) trên chiều dài các cạnh.
11.1.1.2 Ke
Ke dùng chủ yếu để kiểm tra góc vuông, kiểm tra độ sáng của mặt phẳng; kiểm tra vị trí tương đối của các chi tiết khi lắp ráp; kiểm tra độ chính xác của máy, ngoài ra còn được dùng nhiều trong việc vạch dấu.
Trong chế tạo cơ khí thường dùng các loại ke 900 , 1200 , trong đó ke 900 được dùng nhiều hơn (hình 11.2).
Ke thường chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ Y8 hoặc thép hợp kim dụng cụ X hoặc XT.
Khi dùng ke để kiểm tra góc vuông, ta áp một cạnh của ke sát với một mặt của góc vuông của vật, dưa cả vật và ke lên ngang tầm mắt, nhìn khe sáng giữa cạnh kia của ke và mặt phẳng đều thì góc của vật bằng góc của kê. Nếu khe sáng lớn dần ra phía ngoài thì góc của vật nhỏ hơn góc của ke và ngược lại.
Hình 11.2. Các loại ke 900
11.1.1.3 Calíp côn
Calíp côn dùng để kiểm tra trục côn và lỗ côn (hình 11.3).
Hình 11.3: Calip trục côn và calíp lỗ côn
Khi kiểm tra lỗ côn dùng calíp trục, khi kiểm tra trục dùng calíp lỗ. Côn dụng cụ gồm hai loại côn moóc và côn hệ mét.
- Côn moóc gồm bẩy số: 0; 1; 2; 3; 4; 5 và 6.
- Côn hệ mét gồm các lỗ: 40; 60; 80; 100; 120; 160 và 200.
- Khi dùng calíp trục kiểm tra lỗ côn ta xoa bột màu lên calíp, lắp calíp vào lỗ của chi tiết cần kiểm tra, xoay nhẹ calíp trong chi tiết (khoảng 3/4 vòng) sau đó lấy ra. Căn cứ vào vết màu trên calíp để nhận xét về góc của chi tiết.
+ Nếu vết màu đều trên suốt chiều dài calíp thì góc của chi tiết bằng góc của calíp.
+ Nếu vết màu ở đầu nhỏ của calíp thì góc của chi tiết lớn hơn góc của calíp và ngược lại.
+ Trường hợp nếu vết màu chỉ ở đoạn giữa hoặc ở hai đầu thì đường sinh của lỗ không thẳng.
m
- Khi dùng calíp lỗ kiểm tra trục côn thì xoa bột màu lên chi tiết, đường kính của chi tiết được xác định bằng đường chuẩn hoặc đoạn khấc trên calíp. Nếu đường kính côn đúng thì mặt đầu của chi tiết nằm trong khoảng m của calíp.