Nguyên lý và cách vận hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Dung sai - Đo lường kỹ thuật (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 58)

3. Mặt số lớn 6 Mặt số nhỏ 9 Nắp

12.1.1.2 Nguyên lý và cách vận hành

Máy đo tọa độ là tên gọi chung cho loại thiết bị đo vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp toạ độ. Thông số cần đo được tính từ các tọa độ điểm đo. Tuỳ theo thông số cần đo và cách lấy toạ độ điểm đo mà việc tính toán có mức độ phức tạp khác nhau. Bởi vậy, để dễ dàng cho việc tính toán kết quả đo máy đo toạ độ thường kèm theo máy tính có phần mền thiết kế trước cho từng loại thông số cần đo. Ngoài ra tuỳ theo mức độ hiện đại của máy nó có thể được dẫn động đầu đo bằng tay hay tự động. Với các loại máy có dẫn động tự động có thể lắp chương trình dùng điều chỉnh điểm đo lặp lại cho các chi tiết cùng loại.

Máy đo tọa độ thường là máy đo có 3 phương chuyển vị đo X,Y,Z . Bàn đo 14 được lắp trên đế 15. Trên bàn đo có lắp thước kính và đầu đọc 16 để đọc toạ độ theo phương Y, dẫn động đầu đọc theo phương Y là môtơ 8. Xe số 7 trượt theo trục Y mang đầu đọc 16 để đọc toạ độ theo phương Y. Trên cầu X lắp xe 7 có gắn kích thước và đầu đọc toạ độ theo phương X. Đầu đọc 19 gắn trên xe 5 được dẫn động nhờ môtơ 6. Xe 5 mang 2 ống rỗng dùng dẫn trượt đầu đo theo phương Z. Đầu đo được gắn trên giá đầu đo 17 lắp trên thân trượt theo phương Z. Khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm nào đó thì 3 đầu đọc sẽ cho ta biết 3 tọa độ X, Y, Z tương ứng với độ chính xác tới 0,1μm.

Máy đo chuyển vị rất êm nhẹ nhờ dùng dẫn trượt trên đệm khí nén. Để kết quả đo tin cậy, áp suất khí nén cần được bảo đảm như điều kiện kỹ thuật của máy đã ghi nhằm đảm bảo đệm khí đủ áp suất và làm việc ổn định.

Loại máy 3 tọa độ dẫn trượt bằng tay, vận hành đơn giản, nhẹ nhàng do dùng dẫn trượt bi, độ chính xác thấp hơn.

Tùy theo mức độ sử dụng máy đo tọa độ có thể bổ sung các chuyển vị quay quanh trục nào đó.

Máy đo 3 toạ độ có phạm vi đo lớn, nó có khả năng đo các thông số phối hợp trên một chi tiết. Ví dụ: hình 12.2, sau một số điểm đo, thường lấy 3 điểm, trên mặt A máy ghi nhận tại vị trí mặt A, sau một số điểm đo trên mặt trụ B, thường lấy 6 điểm trên 2 tiết diện, máy tính có thể cho ta kết quả đo độ không vuông góc của A với tâm B, độ trụ của B.

Hình 12.2. Máy đo 3 toạ độ đo các thông số phối hợp trên một chi tiết

Một phần của tài liệu Giáo trình Dung sai - Đo lường kỹ thuật (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)