MỤC TIÊU 1 Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu 18840 (Trang 34 - 36)

1. Mục tiêu chung

Đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

2

Đáp ứng kịp thời yêu cầu của các tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ giá trị tài sản cho các đối tượng: quyền sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, ưu tiên quyền sở hữu công nghiệp cho các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Đến năm 2025 2.1. Đến năm 2025

a) Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT.

- Tổ chức từ 06 đến 08 lớp tập huấn cơ bản về SHTT (từ 20 đến 30 học viên/lớp) cho cơ quan quản lý nhà nước về SHTT; cơ quan thực thi quyền SHTT; viện nghiên cứu; trường đại học, cao đẳng; tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện ít nhất 04 chuyên mục tuyên truyền về SHTT trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Biên soạn bài viết về SHTT trên Tập san khoa học và công nghệ Tiền Giang; Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ; Báo Ấp Bắc; các kênh thông tin của ngành khoa học và công nghệ, trên mạng xã hội và một số phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT.

- Ít nhất 03 sáng chế/giải pháp hữu ích; 06 kiểu dáng công nghiệp; 02 giống cây trồng; 20 quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả trên địa bàn tỉnh được đăng ký bảo hộ;

- Trên 200 nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân được đăng ký nhãn hiệu (trong đó, tối thiểu 40% các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm thuộc OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi bảo hộ);

- 01 nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu của sản phẩm gắn OCOP) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài;

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

2.2. Đến năm 2030

a) Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT.

- Tổ chức từ 08 đến 10 lớp tập huấn từ cơ bản đến nâng cao về SHTT (từ 20 đến 30 học viên/lớp) cho cơ quan quản lý nhà nước về SHTT; cơ quan thực thi quyền SHTT; viện nghiên cứu; trường đại học, cao đẳng; tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

3

- Thực hiện ít nhất 05 chuyên mục tuyên truyền về SHTT trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin SHTT của tỉnh Tiền Giang gắn với hệ thống dữ liệu quốc gia về SHTT.

b) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ SHTT.

- Ít nhất 06 sáng chế/giải pháp hữu ích; 20 kiểu dáng công nghiệp; 05 giống cây trồng; 30 quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả trên địa bàn tỉnh được đăng ký bảo hộ;

- Trên 400 nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân được đăng ký nhãn hiệu (trong đó, tối thiểu 60% các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm thuộc OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi bảo hộ);

- Từ 02 đến 03 nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu của sản phẩm gắn OCOP) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài;

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu;

- Hỗ trợ các thủ tục thành lập và đưa vào hoạt động ít nhất 01 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

Một phần của tài liệu 18840 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)