TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Thực trạng về nhân sự, trình độ đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ làm công tác dân số; cơ sở vật chất, trang thiết bị; kinh phí làm công tác dân số; cơ sở vật chất, trang thiết bị; kinh phí
1.1. Thực trạng về nhân sự, trình độ đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ làm công tác dân số
a) Số lượng nhân sự
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số của tỉnh có 2.401 người, bao gồm: - Cấp tỉnh: hiện có 11 người/12 biên chế được giao.
- Cấp huyện: hiện có 55 người làm công tác dân số, trong đó có 07 người làm nhiệm vụ của khoa sản kiêm nhiệm công tác dân số và 32 người làm công tác dân số kiêm nhiệm các công việc khác của Trung tâm Y tế.
- Cấp xã: hiện có 172 người/172 xã, phường, thị trấn (trong đó có 04 người làm các nhiệm vụ khác của Trạm Y tế kiêm nhiệm công tác dân số trong thời gian chờ tuyển người chuyên trách làm công tác dân số) và 135 người chuyên trách làm công tác dân số kiêm nhiệm thêm một số công việc khác của Trạm Y tế.
- Cộng tác viên dân số: hiện có 2.163 người/2.678 địa bàn. b) Trình độ của đội ngũ làm công tác dân số
- Cấp tỉnh: có 04/11 người có trình độ sau đại học (chiếm 36%), cả 04 người đều có chuyên môn y tế và 07/11 người có trình độ đại học (chiếm 64%), trong đó có 01 người có chuyên môn y tế.
- Cấp huyện: 02/55 người có trình độ sau đại học (chiếm 4%); 36/55 người có trình độ đại học (chiếm 65%); 06/55 người có trình độ cao đẳng (chiếm 11%); 11/55 người có trình độ trung học (chiếm 20%); trong đó có 23 người/55 người có chuyên môn y dược (chiếm 41,82%).
- Cấp xã: có 33/172 người có trình độ đại học (chiếm 19,19%); 41/172 người có trình độ cao đẳng (chiếm 23,83%); 98/172 người có trình độ trung học (chiếm 56,98%); trong đó có 114/172 người có chuyên môn y dược (chiếm 66,28%).
1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hiện tỉnh chưa có cơ sở vật chất (trụ sở, máy móc thiết bị) để phục vụ riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã thành lập 02 Trung
tâm Đào tạo, bồi dưỡng để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
1.3. Kinh phí thực hiện
a) Bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cơ bản và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chứ c danh nghề nghiê ̣p dân số viên
- Trước năm 2016: được thực hiện từ nguồn kinh phí địa phương và kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình với tổng số tiền 150.500.000 đồng.
- Từ năm 2016 đến năm 2020: kinh phí thực hiện các lớp bồi dưỡng do đơn vị cử viên chức tham dự bố trí.
- Năm 2021 kinh phí thực hiện các lớp bồi dưỡng do đơn vị cử viên chức tham dự bố trí.
b) Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ y tế - dân số - Từ năm 2016 đến năm 2020, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ y tế - dân số, được sử dụng từ nguồn kinh phí Trung ương và địa phương để thực hiện với tổng số tiền 1.066.828.000 đồng.
- Năm 2021, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông về dân số và phát triển, được sử dụng từ nguồn kinh phí địa phương để thực hiện với tổng số tiền: 109.988.000 đồng.
2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng
- Tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng thuộc Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cơ bản (thời gian tổ chức mỗi lớp 03 tháng) và 01 lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiê ̣p dân số viên ha ̣ng III. Kết quả có 165 người làm công tác dân số cấp tỉnh, huyện, xã đã hoàn thành lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cơ bản và 60 người làm công tác dân số tuyến huyện, xã hoàn thành lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiê ̣p dân số viên ha ̣ng III, cụ thể như sau:
+ Cấp tỉnh: 09/11 công chức được bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cơ bản đạt 81,82%, chỉ tiêu này đã đạt so với mục tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ là 80%, nhưng ở giai đoạn tiếp theo ước tính có 02 công chức về hưu nên cần có kế hoạch bồi dưỡng đối với công chức mới tuyển dụng.
+ Cấp huyện: 43/55 viên chức được bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cơ bản đạt 78,18% và 32/55 viên chức có trình độ đại học được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiê ̣p dân số viên (dân số viên hạng III) đạt 58,18%, chỉ tiêu này khá thấp so với mục tiêu tại Quyết định số 520/QĐ-TTg là 100%.
+ Cấp xã: 147/172 viên chức được bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cơ bản đạt 85,47% và 28/172 viên chức có trình độ đại học được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiê ̣p dân số viên (dân số viên ha ̣ng III) đạt 16,28%, chỉ tiêu này rất thấp so với mục tiêu tại Quyết định số 520/QĐ-TTg là 100%.
5
- Đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạng và đạt được kết quả như sau:
+ Bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông về dân số trong tình hình mới (gồm: duy trì mức sinh, tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, nâng cao tầm vóc, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi) cho 4.020 lượt người là viên chức dân số ở cấp huyện, xã và cộng tác viên dân số.
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền tư vấn về mất cân bằng giới tính khi sinh cho 1.650 lượt giáo viên trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và 1.900 lượt viên chức y tế, y tế tư nhân.
+ Cử 38 viên chức y tế cấp tỉnh, huyện tham dự các lớp sàng lọc trước sinh ở Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.
+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật viên lấy máu gót chân trẻ sơ sinh cho 140 viên chức y tế cấp tỉnh, huyện, xã.
+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực khám, chữa bệnh người cao tuổi cho 76 bác sĩ ở cấp huyện, xã.
+ Đào tạo 229 viên chức y tế cung cấp dịch vụ đặt vòng tránh thai theo chuẩn Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành.
3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2022 - 2030 cấp giai đoạn 2022 - 2030
- Nhu cầu bồi dưỡng ở cấp tỉnh
+ Công chức mới được tuyển dụng hoặc chuyển công tác về Chi cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình sẽ tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cơ bản.
+ Công chức tham dự các lớp bồi dưỡng giảng viên tuyến tỉnh và các lớp bồi dưỡng các chuyên môn nghiệp vụ khác về quản lý dân số - kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo năng lực cho đội ngũ thay thế công chức chuẩn bị về hưu.
- Nhu cầu bồi dưỡng ở cấp huyện
+ Các viên chức ở tuyến huyện đã có trình độ đại học chưa được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hoặc viên chức mới tuyển dụng được tham dự các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV, hạng III và hạng II.
+ Các viên chức ở tuyến huyện được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ khác về quản lý dân số - kế hoạch hóa gia đình, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về truyền thông - tư vấn.
- Nhu cầu bồi dưỡng ở cấp xã
+ Các viên chức cấp xã đã có trình độ đại học chưa được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hoặc viên chức mới tuyển dụng được tham dự các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV và hạng III.
+ Các viên chức cấp xã được bồi dưỡng các chuyên môn, nghiệp vụ như: truyền thông - tư vấn, mất cân bằng giới tính khi sinh, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…; được bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cộng tác viên.
- Cộng tác viên dân số được bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về truyền thông Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, dân số và phát triển...
- Đào tạo, tập huấn cho viên chức y tế cấp huyện, xã làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn như: thực hiện các thủ thuật tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh bẩm sinh cho trẻ sơ sinh, các thủ thuật y tế liên quan đến cung cấp các phương tiện tránh thai lâm sàng (que cấy tránh thai, vòng tránh thai, thuốc tiêm tránh thai), phá thai an toàn, làm mẹ an toàn; khám và điều trị các bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản…
V. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung 1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng về công tác dân số và phát triển, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân số đã được đề ra trong Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác dân số các cấp hoạch định các chính sách về công tác dân số và phát triển để thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm năng lực quản lý, tổ chức, triển khai công tác dân số trong tình hình mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Từ năm 2022 đến năm 2025
+ Tối thiểu 80% công chức làm công tác dân số được bồi dưỡng nghiệp vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cơ bản.
+ 50% lãnh đạo Phòng/Khoa Dân số được đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II.
+ 100% viên chức làm công tác dân số còn lại (huyện, xã) được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV, III.
+ Tối thiểu 90% viên chức y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản ở các cơ sở y tế huyện và xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cung cấp các dịch vụ dân số và phát triển.
7
+ Tối thiểu 80% lãnh đạo y tế đơn vị cấp huyện và cấp xã được bồi dưỡng về quản lý dân số và phát triển.
+ Tối thiểu 90% cộng tác viên dân số được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông về dân số và phát triển.
b) Từ năm 2026 đến năm 2030
Tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhằm duy trì mục tiêu của giai đoạn từ năm 2021 - 2025. Đồng thời đảm bảo đạt được mục tiêu: 100% lãnh đạo Phòng/Khoa Dân số và 50% viên chức làm công tác dân số cấp huyện được đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II.