Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở Cty cơ khí Hà Nội (Trang 39 - 40)

II. Đào tạo ngoài nớc

3.1.3. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã mang lại những tác động to lớn và những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động: kinh tế, văn hoá, xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chúng ta đang sống trong thời đại chuyển đổi nền kinh tế dựa trên nguồn tài nguyên hạn hẹp sang nền kinh tế của thông tin, trí tuệ, cho nên cơ khí đợc đánh giá là một ngành công nghiệp đòi hỏi chuyên môn hoá, đồng bộ hoá cao. Xuất phát từ mục tiêu của ngành là: phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động đa ngành cơ khí trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nớc phát triển, hoà nhập với trình độ phát triển của ngành cơ khí trong khu vực và trên thế giới. Từ nay đến năm 2010, phấn đấu tiếp cận với trình độ phát triển về công nghiệp nh các nớc trong khối ASEAN và khu vực.

- Trớc mục tiêu chung đó, yêu cầu đặt ra với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ nay đến năm 2010 là xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngành, có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ đáp ứng các yêu cầu về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ ngang tầm với quốc tế, hội nhập với khu vực.

- Để đáp ứng nhu cầu về cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, Công ty Cơ khí Hà Nội cần có kế hoạch đào tạo từ nay đến năm 2010 khoảng 930 ngời, hiện nay có 150 cán bộ có trình độ Đại học trở lên. Phấn đấu từ 2002 - 2005 là 20 ngời, giai đoạn từ 2006-2010 là 30 ngời và 730 cán bộ, nhân viên có trình độ THCN trở lên và thợ lành nghề (giai đoạn 2002-2005 là 300 ngời, giai đoạn 2006-2010 là 430 ngời).

- Đối với đào tạo đại học, cần u tiên tập trung cho các lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành, kinh tế công nghiệp, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, luật,... Đối với THCN và thợ lành nghề cần tập trung cho các lĩnh vực đào tạo phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn.

- Phát triển đội ngũ nhân viên kỹ thuật - nghiệp vụ đủ về số lợng, vững về trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, có khả năng nắm bắt công nghệ mới, làm chủ công việc đợc giao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở Cty cơ khí Hà Nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w