1. Hệ số nợ % 29,60 28,43 33,03 39,00
2. Hệ số tự tài trợ % 70,40 71,57 66,97 61,00
3. Hệ số nợ trên VCSH lần 0,42 0,40 0,49 0,64
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCKT của Công ty)
Hệ số nợ đánh giá mức độ tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty bằng nguồn vốn vay, đồng thời cũng cho biết được mức độ an toàn về tài chính của công ty khi chi trả các khoản nợ. Dựa vào bảng tính trên có thể thấy được: Tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cuối năm 2016 là 29,60%; cuối năm 2017 là 28,43 %; cuối năm 2018 là 30,03%; cuối năm 2019 là 39%. Trong khi đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (chính là chỉ tiêu hệ số tài trợ) của công ty chiếm một tỷ lệ khá cao (năm 2016 là 70,4%; năm 2017 là 71,57%; năm 2018 là 66,97%; năm 2019 là 61%).
Với việc phân bổ vốn của công ty hiện nay cho thấy mức độ an toàn tài chính trong hoạt động của công ty là khá cao, công ty chủ yếu dùng vốn tự có để sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu đó là vốn điều lệ của công ty cao, hơn nữa lợi nhuận hàng năm của công ty tạo ra đều giữ lại tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu cho công ty.
Hệ số tự tài trợ có xu hướng tăng dần nhưng vẫn duy trì ở mức độ đảm bảo, điều này cho thấy công ty đang có điều chỉnh cho việc tận dụng các nguồn nợ vay để tham gia vào hoạt động kinh doanh. Sự thay đổi hệ số tự tài trợ của công ty cũng không làm giảm khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập tài chính của công ty. Qua hệ số này cũng cho thấy tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu; đồng thời nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì công ty ít gặp khó khăn hơn trong tài chính hay có thể nói là năng lực tài chính của công ty là khá tốt.
Bảng 2.5: Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh