Cuối năm 2019 so với cuối năm
2016 2017 2018 2019 2016 2017 2018
Hệ số nợ so với Tổng tài sản 0,29 0,28 0,33 0,39 0,10 0,11 0,06
Hệ số nợ so với Vốn chủ sở hữu 0,42 0,40 0,49 0,64 0,22 0,24 0,15
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại 3,40 3,52 3,03 2,56 -0,84 -0,95 -0,46
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,76 1,22 1,23 1,17 -0,59 -0,05 -0,07
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,72 1,18 1,20 1,16 -0,57 -0,03 -0,04
Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,16 0,02 0,07 0,18 0,02 0,16 0,11
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCKT của Công ty)
Qua bảng tính trên có thể thấy được: Hệ số nợ của công ty so với tổng tài sản qua các năm ở mức thấp (cụ thể hệ số nợ so với tổng tài sản từ năm 2016 đến năm 2019 của công ty dao động từ 28% - 40%), tuy nhiên hệ số này cũng có xu hướng tăng lên so với mấy năm gần đây. Mặc dù, hệ số này tăng lên vẫn đang ở trong phạm vi cho phép, điều này thể hiện khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hệ số nợ so với Vốn chủ sở hữu<1: mặc dù những năm gần đây hệ số này cũng được cải thiện tăng lên nhưng không nhiều, điều này cho thấy công ty phần lớn là sử dụng vốn tự có của mình để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, điều này cho thấy khả năng tự chủ trong tài chính của mình. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc về hiệu quả sử nguồn vốn cũng như tận dụng các khoản nợ để thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh cũng không được tốt.
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại của công ty nhưng năm gần đây đang có xu hướng giảm, tuy nhiên hệ số này vẫn đang ở mức cao (lơn hơn 2). Cụ thể, năm 2019 giảm 0,84 lần so với năm 2016; giảm 0,95 lần so với năm 2017 và giảm 0,46 lần so với năm 2018. Điều này, cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất tốt, tuy nhiên đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng vốn chưa được cao. Mặc dù hệ số này đang có xu hướng giảm, tuy nhiên việc giảm kéo dài thì sẽ gây bất lợi, ảnh
hưởng đến công ty.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn từ năm 2016 đến năm 2019 đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán các khoản ngắn hạn của công ty luôn đảm bảo. Mặc dù tình hình tài chính của công ty tương đối tốt, tuy nhiên hệ số này đang có xu hướng giảm, nếu cứ giảm kéo dài (nhỏ hơn 1) thì có thể dẫn tới những khó khăn tiềm ẩn về tài chính công ty có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 cho thấy tình hình ứ đọng vốn tại công ty cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do tiền và các tài sản có khả năng chuyển thành tiền nhanh bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2019 giảm 0.57 lần so với năm 2016; giảm 0.03 lần so với năm 2017 và giảm 0.04 lần so với năm 2018, việc hệ số này đang có xu hướng giảm tiến gần đến 1 điều này cho thấy, công ty đang có phương hướng điểu chỉnh trong hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Mặc dù, hệ số khả năng thanh toán hiện tại, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty đều thể hiện tình hình tài chính ổn định, tuy nhiên hệ số số khả năng thanh toán tức thời của công ty lại nhỏ. Cụ thể: hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2016 là 16%, năm 2017 là 2%, năm 2018 là 7% và năm 2019 là 18%. Điều này, cho thấy công ty sẽ gặp khó khăn cho việc thanh toán nhanh các khoản công nợ. Nguyên nhân của việc này là do việc dự trữ tiền mặt của công ty là thấp, vốn bằng tiền được đưa hết vào các hoạt động kinh doanh thương mại, cũng như đầu tư xây dựng. Việc dự trữ vốn bằng tiền này thấp hơn so với nhu cầu làm công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tức thời điều này có thể ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Vì vậy, công ty cần xem xét điều chỉnh lại mức dự trữ tiền cần thiết để đảm bảo cho hoạt động tài chính của công ty được hoạt động ổn định.
2.2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh
2.2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty