KHÁI NIỆM THÔN, KHỐI PHỐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 27 - 49)

Tổ chức tự quản:

Tổ chức tự quản là tổ chức được thành lập theo chế độ dân bầu để quản lí những công việc mang tính cộng đồng hoặc do Nhà nước uỷ quyền.

Trên thực tế tồn tại, tổ chức tự quản rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như thôn, tổ dân phố, tổ hòa giải ở cơ sở...

Hoạt động của tổ chức tự quản đặt dưới sự quản lí trực tiếp của các cơ quan nhà nước hữu quan. Các tổ chức tự quản ở cơ sở có điều kiện gần dân, trực tiếp với dân, nắm chắc tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương, giúp cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện tốt hơn hoạt động quản lí hành chính ở địa phương.

Cộng đồng:

Theo Từ điển Tiếng Việt, cộng đồng là “toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội”.

Có định nghĩa lại cho rằng: Cộng đồng là “Một tập hợp người sống thành một xã hội trong cùng thời gian, trên cùng một lãnh thổ đã được xác định, có chung đặc điểm tâm lý, tình cảm, có quan hệ gắn bó với nhau thành một khối và tạo ra một mạng lưới thông tin với nhau”.

Quan điểm hiện đại cho rằng: Cộng đồng là một thuật ngữ dùng để mô tả một tổ chức xã hội đạt trình độ cao trong tổ chức và hoạt động. Nó là một nơi, một tập thể địa lý giống như một làng, một thành phố hay một trung tâm. Một cộng đồng là một tổ chức xã hội có quan tâm đến những nhu cầu cơ bản như kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, chính trị... của các thành viên của mình.

Cộng đồng được xác định là những người sống và làm việc trong một khu vực địa lý nhất định. Điều đó có nghĩa là cộng đồng bao gồm tất cả các thành viên của gia đình, không chỉ bao gồm chủ hộ. Cộng đồng bao gồm các tổ chức xã hội

được thiết lập bởi chính cộng đồng để đại diện cho các quan điểm của họ.

Quan niệm mác-xít cho rằng: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.

Vậy, cộng đồng chính là tập hợp những người cùng sống và hoạt động trong một môi trường tương đồng nhất định như cùng khu vực địa lý, có chung đặc điểm tâm lý, tình cảm gắn bó, hệ giá trị chuẩn mực, điều kiện sống. Cộng đồng bao gồm các tổ chức xã hội được thiết lập bởi chính cộng đồng để đại diện cho quan điểm và hoạt động của họ.

Cộng đồng dân cư

Theo Đại từ điển tiếng Việt thì dân cư là “toàn bộ những người đang cư trú trên một địa bàn lãnh thổ nhất định một cách tự nhiên trong lịch sử và phát triển không ngừng” .

Hoặc có thể định nghĩa dân cư là “tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như là xã hội”. Theo đó, trong phạm vi luận văn, cộng đồng dân cư được nhắc tới có thể hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng hệ giá trị chuẩn mực.

Như vậy, cách thức hoạt động của cộng đồng có thể khác nhau, tuỳ vào loại hình và mức độ của khách thể mà cộng đồng dân cư tác động cũng như tuỳ vào năng lực thấu hiểu của cộng đồng với các vấn đề liên quan. Thời gian của hoạt động cũng khác nhau. Điều chú ý là cộng đồng dân cư càng hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn tốt của những chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước thì hiệu quả hoạt động càng cao.

Thôn, khối phố:

Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc,... (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.

Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu,... (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.

Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

Thôn từ trong cộng đồng dân cư cổ truyền vẫn thường gọi là làng, đây là một phân thể của xã. Nhưng xã là một không gian rộng lớn hơn, định hình, nó cố định với vị thế của một cấp quản lý hành chính mà ta vẫn thường gọi là cơ sở. Thôn là một khái niệm năng động bởi tính chất ít hành chính hoá hơn nên cũng ít tính quan liêu hơn so với xã và các cấp trên.

Ý nghĩa sâu xa của thôn, làng là bởi nó gắn bó máu thịt với từng người dân ở nông thôn, kể cả những người dân ở đô thị cũng vậy, cũng đều thấy trong huyết mạch của mình dòng tâm thức của thôn quê từ cha ông lịch sử để lại. Ở hiện tại thì thôn biểu đạt một ý nghĩa kép. Về phương diện quản lý thì thôn nhận sự uỷ nhiệm của xã, thực thi những nhiệm vụ của xã nhưng nó không phải là một cấp hành chính mà chỉ có ý nghĩa theo lối định danh hành chính. Về phương diện chủ yếu khác thì thôn là một cộng đồng dân cư vừa theo địa vực vừa có tính huyết thống. Thôn là nơi diễn ra hoạt động tự quản cộng đồng, đây là thuộc tính điển hình về chức năng, vai trò của thôn. Thôn có đời sống hoạt động riêng của nó, của sự gắn kết cộng đồng tự nhiên và bền vững lịch sử. Đó là một cộng đồng xã hội, cộng đồng văn hoá. Xã và thôn đều có chung vị trí, vai trò của cơ sở nhưng có chức năng, vị thế khác nhau. Xã là cấp cơ sở của quản lý hành chính nhà nước. Chính quyền xã là hình ảnh đại diện của nhà nước, của chính phủ ở cơ sở nông thôn. Chức năng, quyền hạn quản lý đó thể hiện trên phạm vi xã, do đó quyền quản lý của xã xuống tận thôn xóm, tất cả mọi ngõ, mọi nhà, mọi gia đình và cá nhân. Xã có quyền chỉ thị cho thôn, chỉ đạo thôn, uỷ quyền cho thôn theo chức năng, thẩm quyền có giới hạn.

Trong khi đó thôn là một cộng đồng hoạt động tự quản, không có chức trách, thẩm quyền quản lý, không phải là một cấp hành chính, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu. Bộ máy của xã hình thành nên theo luật tổ chức chính quyền, theo Hiến pháp và các đạo luật khác của nhà nước có liên quan. Bộ máy đó do dân bầu nhưng theo phương thức dân chủ đại diện. Các thành viên Hội đồng nhân dân xã, những đại biểu của dân thay mặt dân bầu ra chủ tịch và các chức danh trong Uỷ ban nhân dân như một cơ quan chấp hành của Hội đồng. Trong khi đó ở thôn, toàn dân thực chất là là toàn thể các chủ hộ dân trực tiếp bầu ra trưởng thôn. Đây là người cầm trịch cho hoạt động tự quản của dân, cùng với dân trong thôn tự quản lý công việc của mình. Đó là dân chủ trực tiếp. Thôn tự quản đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ do xã uỷ quyền.

1.1.2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của thôn, khối phố

Tổ chức của thôn, khối phố

Hoạt động của thôn, khối phố thì ta không thể không nhắc đến một thực thể chính trị của nó, tuy nhiên khi hoạt động đó diễn ra mang tính chất tự quản thì thực thể đó phải nằm dưới cấp độ quản lý của chính quyền - tức là cấp độ làng xã – xét về cách thức tổ chức của làng xã luôn tồn tại những vị trí dành cho các cá nhân, các nhóm xã hội đặc thù. Chính vì thôn, làng là một cộng đồng hoạt động tự quản nên trong mỗi làng có một cơ cấu xã hội của riêng nó, đó là Ban quản lý thôn, làng, trong đó có một người có vị trí xã hội quan trọng trong bộ máy quản trị này là trưởng thôn, ở khối phố có trưởng khối phố.

Trưởng thôn là người lãnh đạo thôn được các thành viên cử ra để điều hành hoạt động của thôn phù hợp với yêu cầu của chính quyền nhà nước và phù hợp với những mục tiêu mà cộng đồng dân cư trong làng đề ra.

Theo quy chế thì trưởng thôn không chỉ chịu trách nhiệm với cộng đồng thôn xóm mà có trách nhiệm thực thi những chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương. Như vậy ở đây trưởng thôn đóng vai trò trung gian giữa nhà nước và xóm thôn, là người quản lý những hoạt động của cộng đồng theo mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên nhưng mặt khác lại là người đứng đầu bộ máy hoạt động tự quản cộng

đồng. Trưởng thôn là người vừa thay mặt nhà nước để triển khai các công việc chung theo yêu cầu của xã hội, mặt khác lại là người khởi xướng, giải quyết những công việc nảy sinh trong hoạt động tự quản của cộng đồng. Nhờ vào vai trò của trưởng thôn mà nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của các cộng đồng dân cư cơ sở tương đối khép kín này.

Trưởng thôn, khối phố có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ và quyền công dân, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của Uỷ ban nhân dân và các công việc được Uỷ ban nhân dân xã uỷ nhiệm.

- Phối hợp với Ban công tác Mặt trận thôn, làng, khối phố; tổ chức thực hiện các nghị quyết của cộng đồng dân cư

- Phối hợp với các tổ chức kinh tế, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các hội hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự trị an, an toàn xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thôn khối phố.

- Phối hợp với Ban công tác mặt trận ở thôn, khối phố hướng dẫn hoạt động của các Ban hoà giải, Ban an ninh.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời với uỷ ban nhân dân xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của công dân

- Định kỳ 6 tháng báo cáo công tác và tự phê bình, kiểm điểm trước Hội nghị thôn, khối phố.

- Được tham gia dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng, được hưởng phụ cấp theo quy định của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố.

Trong trường hợp cần thiết, thôn, tổ dân phố bàn và thống nhất việc bố trí 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.

Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ

trưởng tổ dân phố.

Nguyên tắc hoạt động của thôn, tổ dân phố

- Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.

- Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

- Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.

- Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn; ở khu vực biên giới, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.

1.1.3. Nội dung hoạt động của thôn, khối phố

- Cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố bàn, quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội.

- Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

1.1.4. Vai trò của thôn, khối phố

Vai trò của thôn, khối phố thể hiện các mặt sau:

- Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống cộng đồng dân cư cơ sở duy trì trật tự kỷ cương, tạo môi trường sống ổn định và an toàn cho cả cộng đồng dân cư.

- Tạo lập một cuộc sống dân chủ, gần con người với tự nhiên; gần cá nhân với cộng đồng tạo nên quy luật phát triển của con người.

- Nuôi dưỡng vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần bất khuất tự chủ, tự lực cho mỗi thành viên và toàn bộ cộng đồng làng xã.

- Duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá dân tộc, củng cố các giá trị đạo lý nhân bản quốc gia.

- Củng cố tăng cường sự đoàn kết gắn bó tương thân tương ái trong mỗi gia đình, dòng họ và toàn bộ cộng đồng dân cư.

- Xây dựng ý thức cộng đồng ở mỗi cơ sở, gắn ý thức người dân ở cộng đồng mình sinh sống với ý thức quốc gia.

1.2. Đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1. Khái niệm đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Mặc dù có nhiều quan niệm về sáp nhập tổ chức nói chung và sáp nhập tổ chức hành chính nhà nước (TCHCNN) nói riêng nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất khi coi sáp nhập tổ chức là một hoạt động kết hợp của hai hay nhiều tổ chức tương đồng với nhau và cho ra đời một pháp nhân mới.

Andrew J.Sherman (2006) cho rằng: “sáp nhập là một sự kết hợp của hai tổ chức có sự tương đồng với nhau”3. Còn tác giả Gaughan (2011) định nghĩa “việc sáp nhập là một sự kết hợp của hai tổ chức trong đó chỉ có một tổ chức tồn tại và các tổ chức còn lại chấm dứt sự tồn tại”4.

Sát nhập tổ chức tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư của UBND cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 27 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w