Bộ máy ban hành Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 52 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Bộ máy ban hành Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện

tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Bộ máy ban hành Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dânhuyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn

Để xây dựng phương án sáp nhập thôn, khối phố, Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia đã ban hành Quyết định số 4707/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2017 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các thôn (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 4707);

Ban Chỉ đạo đã ban hành Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2017 thành lập tổ Tư vấn giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố trên địa bàn huyện Bình Gia;

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo giao Phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố trên địa bàn huyện Bình Gia.

* Sơ đồ bộ máy thực hiện xây dựng Đề án

Ban Chỉ đạo 4707 UBND huyện Ủy ban nhân dân

huyện

Phòng Nội vụ Các Phòng, ban

UBND huyện

UBND các xã, thị trấn

Hình 1.1. Bộ máy thực hiện xây dựng đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia

- UBND các xã, thị trấn phối hợp với các Phòng, ban, Tổ Tư vấn giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố gửi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị trực thuộc, hoàn chỉnh phương án gửi Phòng Nội vụ thẩm định.

- Phòng Nội vụ tổng hợp các phương án sáp nhập thôn, khối phố báo cáo Ban Chỉ đạo; Ban Chỉ đạo cho ý kiến về Đề án, giao Phòng Nọi vụ tham mưu UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt đề án.

Cơ cấu chất lượng số người tham gia xây dựng phương án được thể hiện quả bảng 2 dưới đây:

Bảng 2.2: Chất lượng, độ tuổi những người tham gia xây dựng phương án giai đoạn 2017 - 2019 T T Tên đơn vị Tổn g

Giới tính Độ tuổi Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị Na m Nữ <4 5 >4 5 Trên ĐH ĐH , TC Ca o cấp Trung cấp cấp 1 UBND huyện 3 3 0 1 2 1 2 3 2 Văn phòng UBND huyện 4 4 0 1 3 4 2 2 3 Phòng Nội vụ 6 4 2 6 0 6 1 4 1 4 Phòng Tư pháp 3 2 1 2 1 3 2 1 5 Phòng Dân tộc 3 3 0 2 1 3 2 1 6 Phòng Tài chính – Kế hoạch 8 8 0 7 1 1 7 3 2 3 7 Phòng Tài nguyên và Môi trường 6 4 2 6 0 6 2 2 2 8 Phòng Văn hóa Thông tin 6 5 1 5 1 6 2 1 3 9 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 5 3 2 4 1 1 4 2 1 2 10 Truyền thanh - Truyền hình huyện 9 7 2 6 3 7 2 2 3 4 11 Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội 7 5 2 6 1 1 6 3 2 2 12 UBND các xã, thị trấn 396 209 18 7 264 132 102 244 1 267 76

2.3.2. Căn cứ, mục tiêu của Đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

a) Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012;

Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khối phố trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn.

b) Về căn cứ thực tiễn

Trên địa bàn huyện có không ít thôn, khối phố có quy mô số hộ gia đình nhỏ, cơ cấu bộ máy, tổ chức tự quản cồng kềnh, kinh phí ngân sách hỗ trợ cho nhiều đối tượng, gây áp lực chi ngân sách nhà nước nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao; việc tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế; đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi không được tập trung, dàn trải trong khi khả năng nguồn lực còn hạn chế.

Mục tiêu của đề án

Sắp xếp, sáp nhập các thôn, khối phố là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý và giảm gánh nặng ngân sách. Đồng thời, gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tự quản ở cơ sở trên địa bàn huyện, góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; đáp ứng nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở; quy hoạch, sắp xếp lại hợp lý hơn hệ thống thôn, khối phố trên địa bàn đi đôi với yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh từ cơ sở.

2.3.3. Các phương án thực hiện Đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

a) Phương án sắp xếp sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia,tỉnh Lạng Sơn

Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, Quyết định của UBND tỉnh, UBND huyện xây dựng phương án và lộ trình đối với việc rà soát các thôn, khối phố chưa đạt số hộ gia đình theo quy định đối với UBND các xã, thị trấn. Trên cơ sở đề xuất từ UBND cấp xã về phương án sáp nhập thôn khối phố trên địa bàn huyện, phương án sắp xếp sáp nhập thôn, khối phố từ phía các UBND cấp xã được thể hiện trong kế hoạch thực hiện của đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia

Cụ thể hóa Kế hoạch của UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 10/3/2018 của Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, khối phố trên địa bàn huyện Bình Gia; trong đó cụ thể hóa về lộ trình thời gian thực hiện; các năm thực hiện, cụ thể:

Bảng 2.3. Phương án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia S

T T

Xã, thị trấn

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số thôn Thành lập thôn mới do sáp nhập Số cán bộ thôn Số thôn giữ nguyên Thành lập thôn mới do sáp nhập Số thôn xóa bỏ Số cán bộ thôn Số thôn giữ nguyên Thành lập thôn mới do sáp nhập Số thôn xóa bỏ Số cán bộ thôn 1 Thị trấn Bình Gia 8 0 72 6 1 1 63 3 2 2 43 2 Tô Hiệu 15 0 137 15 0 1 137 13 1 1 127 3 Hoa Thám 13 0 130 9 2 2 111 11 0 0 111 4 Minh Khai 12 0 115 10 1 1 106 9 1 1 96 5 Hồng Phong 13 0 129 11 1 1 120 10 1 1 110 6 Mông Ân 7 0 67 5 1 1 59 6 0 0 59 7 Tân Hòa 7 0 68 5 1 1 58 3 1 2 38 8 Vĩnh Yên 5 0 41 3 1 1 35 4 0 0 35 9 Thiện Hòa 10 0 98 6 2 2 80 6 1 1 70 10 Thiện Thuật 14 0 136 14 1 1 136 10 2 2 115 11 Thiện Long 7 0 67 7 0 0 67 5 1 1 58 12 Hòa Bình 6 0 53 6 1 1 53 2 2 2 36 13 Yên Lỗ 9 0 83 9 0 0 83 9 0 0 83 14 Quang Trung 12 0 115 12 0 0 115 10 1 1 105 15 Hoàng Văn Thụ 11 0 110 11 1 1 110 9 1 1 100 16 Tân Văn 16 0 148 16 0 0 148 16 1 1 148 17 Hồng Thái 9 0 85 9 0 0 85 9 0 0 85 18 Bình La 5 0 39 5 0 0 39 5 0 0 39 19 Hưng Đạo 10 0 100 10 0 0 100 6 3 4 58 20 Quý Hòa 5 0 42 5 0 0 42 5 1 1 42 Cộng 194 0 1835 184 14 14 1747 148 19 21 1558

Phương án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện đã đề ra lộ trình theo các năm cụ thể, các phương án sáp nhập thành lập thôn, khối phố mới đã được cụ thể hóa, quy định rõ thời gian thực hiện đối với các xã, thị trấn; số lượng thôn, khối phố của xã, thị trấn đã giảm và phù hợp với quy mô về số thôn, khối phố theo quy định; số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khối phố giảm, qua đó giảm chi trả phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách và kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, khối phố.

b) Phương án phổ biến, tuyên truyền thực hiện đề án của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Kế hoạch, phương án phổ biến, tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc về mục tiêu và nội dung Đề án cũng là một hợp phần đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của Đề án. Ủy ban nhân dân huyện Gia Bình đã xác định lộ trình về thời gian và nội dung cần tuyên truyền. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Số lượt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án

TT Đơn vị thực hiện Nội dung Hình thức

tuyên truyền

Thời gian thực hiện Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Các cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã 1. Kế hoạch xây dựng đề án 2. Sáp nhập thôn, khối phố

Thông qua hội nghị Bằng các văn bản 98 79 96 80 96 80 2 Đài phát thanh và truyền hình, trang thông tin điện tử của tỉnh, của huyện 1. Kế hoạch xây dựng đề án 2. Sáp nhập thôn, khối phố Bản tin, chuyên mục chuyên đề 32 39 37

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bình Gia

huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Việc hình thành phương án phân công các cơ quan, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong việc xây dựng và triển khai đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện thành công việc tinh gọn bộ máy ở thôn, khối phố, giảm chi ngân sách nhà nước cho đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khối phố. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã xây dựng được lộ trình giao cho một số cơ quan chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong hướng dẫn xây dựng các phương án, triển khai thực hiện, cụ thể:

Bảng 2.5. Phối hợp giữa các cơ quan thực hiện

Cơ quan,Đơn vị

được giao Trách nhiệm trong triển khai

Đơn vị phối hợp

UBMTTQ và các đoàn thể huyện

Tổ chức tuyên truyền thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố trên địa bàn huyện

UBND các xã, thị trấn

Phòng Nội vụ

Hướng dẫn, rà soát, xây dựng, xem xét hồ sơ, tham mưu UBND huyện trình cấp có thẩm quyền về hồ sơ, Đề án nhập các thôn, khối phố trên địa bàn huyện

UBND các xã, thị trấn

Phòng Tài chính – Kế hoạch

Hướng dẫn cơ quan chuyên môn về kinh phí liên quan đến công tác thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố trên địa bàn của huyện. Phòng Nội vụ, UBND các xã, thị trấn Phòng Văn hóa – Thông tin

Đôn đốc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp Nhân dân thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố trên địa bàn của huyện

UBND các xã, thị trấn

Phòng Tài nguyên – Môi trường

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xác định ranh giới địa lý, diện tích đất đai của thôn, khối phố, phối hợp thực hiện sắp

Phòng Nội vụ, UBND các xã, thị trấn

Cơ quan,Đơn vị

được giao Trách nhiệm trong triển khai

Đơn vị phối hợp

xếp, tổ chức lại thôn, khối phố trên địa bàn của huyện

Phòng Tư pháp

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức liên quan về công tác xây dựng hương ước, quy ước; điều chỉnh nhân khẩu, hộ khẩu, hộ tịch của các thôn, khối phố sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các thôn khối phố trên địa bàn huyện.

UBND các xã, thị trấn

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông

Tổ chức, xây dựng thời lượng chuyên mục, chương trình đưa tin, tuyên truyền về thực hiện công tác sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố trên địa bàn của huyện

UBND các xã, thị trấn

UBND cấp xã

thực hiện công tác rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố trên địa bàn xã, thị trấn

Các cơ quan chuyên môn huyện

d) Phương án thanh tra, kiểm tra và điều chỉnh phương án của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Thanh tra, kiểm tra và điều chỉnh phương án là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhà nước báo cáo sơ kết, tổng kết năm đã đã nghiêm túc, kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được, đề ra các giải pháp tiếp tục thực hiện sắp xếp sáp nhập thôn, khối phố. Trong quá trình tổ chức thực hiện đề án cũng gặp phải một số nội dung cần điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo việc thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

Giao cho Phòng Nội vụ phối hợp với các phòng chuyên môn huyện kiểm tra các xã, thị trấn về thực hiện Đè án sáp nhập thôn, khối phố

UBND các xã, thị trấn phân công cán bộ, công chức xuống thôn kiểm tra, nắm bắt tình hình việc triển khai thực hiện lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập thôn, khối phố.

Bảng 2.6: Kế hoạch dự kiến kiểm trả thực hiện tiến độ đề án của UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

STT Đơn vị hành chính cấp xã

Số lần dự kiến kiểm tra kết quả thực hiện đề án 2017 2018 2019 1 Thị trấn Bình Gia 3 3 4 2 Tô Hiệu 2 2 0 3 Hoa Thám 3 2 3 4 Minh Khai 3 3 1 5 Hồng Phong 3 3 3 6 Mông Ân 3 2 3 7 Tân Hòa 3 3 1 8 Vĩnh Yên 3 2 2 9 Thiện Hòa 3 3 2 10 Thiện Thuật 2 3 3 11 Thiện Long 2 3 2 12 Hòa Bình 2 3 2 13 Yên Lỗ 2 2 2 14 Quang Trung 2 3 2 15 Hoàng Văn Thụ 2 3 3 16 Tân Văn 2 2 4 17 Hồng Thái 2 2 3 18 Bình La 2 2 2 19 Hưng Đạo 2 3 3 20 Quý Hòa 2 2 3

2.4. Đánh giá chung về Đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia

2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu Đề án

Trong quá trình triển khai thực hiện các phương án, UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các Phòng, các ngành, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân biết, hiểu được về yêu cầu, mục tiêu thực hiện sáp nhập thôn, khối phố trên địa bàn huyện. Do đó, việc sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện được triển khai đồng bộ, hiệu quả thấy được quy mô số hộ gia đình nhỏ, số lượng thôn, khối phố lớn dẫn đến người hoạt động không chuyên trách ngày càng cồng kềnh, làm tăng chi ngân sách nhà nước.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn nhận thức đầy đủ ý nghĩa, yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ của việc sáp nhập thôn, khối phố. Cả hệ thống chính trị quyết tâm tạo sự thay đổi từ nhận thức đến hành động, không chỉ tạo được sự đồng thuận cao của người dân mà bước đầu bộ máy ở các thôn, khối phố cũng đi vào hoạt động có hiệu quả, hiệu lực hơn. Từ đó, việc thực hiện các chủ trương,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 52 - 78)