Bảng 2.1: Trình độ cán bộ nhân viên toàn chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 45 - 49)

Tổng số cán bộ 166 100%

Thạc sĩ 27 16,27%

Đại học 127 76,51%

Cao đẳng 7 4,22%

Chưa qua đào tạo 5 3,01%

(Nguồn: phòng Hành chính – MB Thanh Xuân) Mô hình tổ chức và bố trí nhân sự của chi nhánh như sau:

Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức hành chính, kinh doanh và cân đối tổng hợp.

Phó giám đốc: Gồm 2 phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc, chỉ huy và điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc.

Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN và trụ sở chính MB, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và MB, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giám đốc Chi nhánh

Giám đốc Dịch vụ khách hàng

Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Hỗ trơ

Phòng KH cá nhân Phòng KH doanh nghi p ệ

thanh toán, tài khoản cho khách hàng. Huy động tiết kiệm, huy động và quản lý hoạt động nguồn vốn, đề xuất các chính sách lãi suất. Đảm bảo hoạt động của chi nhánh đúng quy chế tài chính ngân hàng. Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt, giao dịch tiền mặt với ngân hàng nhà nước trên địa bàn, quản lý kho quỹ. Bộ phận hành chính cũng thuộc phòng Dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm quản lý con dấu, chuyển công văn, chấm công, thực hiện giải quyết quyền lợi, chế độ cho cán bộ nhân viên chi nhánh.

Phòng hỗ trợ: Phối hợp với các bộ phận kinh doanh thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh, LC cho khách hàng đồng thời theo dõi và quản lý các hồ sơ tín dụng, đôn đốc phòng kinh doanh thực hiện các điều kiện theo phê duyệt tín dụng. Quản lý danh mục nợ xấu và các vấn đề liên quan đến việc xử lý nợ xấu tại chi nhánh. Đầu mối cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động tín dụng có tác động từ bên ngoài (ngân hàng nhà nước, cơ quan thuế, hội sở chính, ...)

(Nguồn: Chi nhánh MB Thanh Xuân)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của MB Thanh Xuân

2.1.3. Định hướng chung hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 585/QĐ-HS ngày 14/02/2020

Trưởng phòng KHDN Trưởng phòng KH

của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trên cơ sở đó, định hướng tín dụng được chia thành các tiêu chí sau:

2.1.3.1. Tiêu chí tài chính

Đối tượng ưu tiên: Khách hàng có doanh thu từ 100 tỷ đồng trở lên có tỷ lệ đòn bẩy < 25%

Đối tượng hạn chế: Khách hàng kinh doanh bị lỗ năm gần nhất (bao gồm lỗ lũy kế), ngoại trừ khách hàng được thành lập để triển khai dự án hiện tại chưa có hoạt động SXKD. Khách hàng bị mất cân đối vốn hoặc mất cân đối tiền – hàng. Tỷ lệ đòn bẩy > 65%. Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu > 3 lần đối với doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm doanh nghiệp quân đội) đang quan hệ tín dụng với MB (đang có dư nợ hoặc đã được MB phê duyệt hạn mức cho vay/đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) và cung cấp cho MB lộ trình bằng văn bản về việc đưa tỷ lệ này về mức giới hạn tối đa theo quy định pháp luật. Ngoại trừ: Khách hàng có 100% tài sản đảm bảo nhóm 1 theo quy định của MB

Đối tượng không tài trợ: Khách hàng kinh doanh bị lỗ trong 02 năm liên tiếp gần nhất, ngoại trừ khách hàng được thành lập để triển khai dự án hiện tại chưa có hoạt động SXKD. Vốn chủ sở hữu ≤ 0. Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu > 3 lần đối với doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm doanh nghiệp quân đội) sau: Khách hàng mới hoặc; Khách hàng đang quan hệ tín dụng với MB tuy nhiên không cung cấp cho MB lộ trình bằng văn bản về việc đưa tỷ lệ này về mức giới hạn.

2.1.3.2. Lịch sử quan hệ tín dụng

Đối tượng hạn chế: Khách hàng đã từng phát sinh nợ nhóm 2 trong 12 tháng gần nhất (loại trừ trường hợp có xác nhận do lỗi hệ thống của TCTD thông báo) hoặc đã từng phát sinh nợ xấu trong 03 năm gần nhất.

Đối tượng không tài trợ: Khách hàng hiện đang có nợ nhóm 2 trở lên (trừ trường hợp có xác nhận của TCTD đã hết nợ cần chú ý) hoặc đã từng phát sinh nợ xấu trong 12 tháng gần nhất. Khách hàng đã từng phát sinh việc MB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, LC.

2.1.3.3. Phương án cấp tín dụng

Đối tượng ưu tiên: Các phương án đối với chủ đầu tư các dự án có nguồn vốn thanh toán từ: Ngân sách Nhà nước cấp huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh6 hoặc cấp tỉnh7 trở lên; hoặc ngân sách quốc phòng, Bộ Công An, vốn trái phiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính phủ, ODA, WB, ADB, JBIC. Phương án cho vay đối với Khách hàng thuộc ngành/lĩnh vực ưu tiên: Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp cơ khí; Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ dược phẩm, y tế; Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông; Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ CNTT; Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, thiết bị văn phòng; Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh.

Đối tượng hạn chế: Phương án cho vay để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được đảm bảo bằng bất động sản hình thành từ phương án cho vay là bất động sản kinh doanh có tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm từ 75% trở lên. Khách hàng có giao dịch không thành công trong 01 năm gần nhất (đối tác nhập khẩu có dấu hiệu lừa đảo trong thương mại như: giả mạo chứng từ/ không giao hàng/ giao hàng sai chất lượng/ số lượng mà không có thỏa thuận trước…)

Đối tượng không tài trợ:Phương án tài trợ mua bán lòng vòng trong nhóm khách hàng (quan hệ gia đình, sở hữu vốn) hoặc khách hàng thực hiện mua bán với đối tượng trong cùng nhóm theo phương thức cấn trừ công nợ. Phương án có tài sản bảo đảm là bất động sản có toàn bộ diện tích thuộc quy hoạch; hoặc một hần diện tích thuộc quy hoạch và diện tích còn lại không thuộc quy hoạch dưới 20m2. Phương án tài trợ thương mại tới quốc gia bị cấm vận toàn phần/tài trợ mặt hàng bị cấm vận bởi LHQ/HK/Châu Âu.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Huy động vốn luôn là một trong những hoạt động quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Trong những năm qua, MB - chi nhánh Thanh Xuân đã đưa ra chính sách hợp lý, sản phầm tiền gửi đa dạng và có nhiều tiện ích, tăng cường hoạt động tiếp thị tuyên truyền, quảng cáo trên các phương diện thông tin đại chúng tại các phòng giao dịch, cử cán bộ xuống địa bàn, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tổ chức để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, hiện nay Ngân hàng còn áp dụng nhiều biện pháp gửi tiền hết sức linh hoạt vừa hiệu quả, đơn giản hóa thủ tục với lãi suất cạnh tranh....Với việc tập trung các phương tiện, công cụ để thu hút các nguồn vốn lớn của doanh nghiệp chi nhánh đã chú trọng vào việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư bằng nhiều hình thức marketing. Kết quả

cho thấy nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng trưởng mạnh góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh

Công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Thanh Xuân trong những năm qua được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động tại Chi nhánh MB

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 45 - 49)