Đơn vị: Tỷ đồng
Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
ST % ST % ST %
I. Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi doanh nghiệp 2635 84% 3085 84% 3414 85%
2. Tiền gửi dân cư 512 16% 598 16% 598 15%
II. Phân theo kỳ hạn
1. Tiền gửi có kỳ hạn 2683 85% 3019 82% 3322 83%
2. Tiền gửi không kỳ hạn 464 15% 664 18% 690 17%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động củaMBThanh Xuân2017-2019
Qua số liệu ở Bảng 2.1 ta thấy có thể thấy Nguồn vốn huy động ủa MB - Chi nhánh Thanh Xuân phụ thuộc vào nguồn vốn của doanh nghiệp (lại tiền gửi có kỳ hạn). Cụ thể tỷ trọng huy động vốn từ doanh nghiệp ổn định qua các năm 2017,2018,2019 lần lượt là 84%, 84%, 85%.
Xét về mặt kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2019 tăng 303 tỷ, tăng 10% so với năm 2018 nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2018 cụ thể: tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2018 tăng 336 tỷ, tăng 13% so với năm 2017 và loại tiền gửi này vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Có thể nói, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng mạnh là kết quả của việc quán triệt và triển khai các giải pháp thúc đẩy huy động vốn như; chính sách lãi suất nhạy bén, linh hoạt theo sát diễn biến thị trường, đa dạng hóa các hình thức huy động… MB cũng đang chuyển mình hàng ngày để phụ hợp với thời đại 4.0, cung cấp nhìu giải pháp để tăng khả năng huy động vốn bằng nhìu hình thức như qua app MB banking, huy động theo hình thức trực tiếp, hoặc gián tiếp, chương trình marketing, tặng quà để thu hút và giữ vũng nguồn vốn huy động từ các tổ chức, dân cư. Đồng thời, ngân đưa ra các sản phẩm tiền gửi đa dạng để tăng sự phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, góp phần tăng huy động vốn.
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh
Bảng 2.3: Tổng dư nợ cho vay